Chụp ảnh kiến trúc nhằm giới thiệu hình ảnh đến với bạn bè quốc tế thì có phải xin phép tác giả, hay trả thù lao cho tác giả hay không? Nếu có thì mức thù lao phải trả như thế nào?

Tôi là một vlogger, tôi đi du lịch nhiều nơi và có chụp ảnh lưu giữ các kiến trúc tại nơi mình đi qua nhằm muốn giới các hình ảnh đó đến bạn bè quốc tế, vậy tôi có phải xin phép tác giả hay phải trả thù lao cho tác giả hay không? Nếu có thì mức thù lao phải trả là bao nhiêu?

Thù lao là gì? Quyền lợi vật chất là gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

- Quyền lợi vật chất là khoản tiền do bên sử dụng bản ghi âm, ghi hình trả cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bên sử dụng chương trình phát sóng trả cho tổ chức phát sóng.

- Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm.

Chụp ảnh kiến trúc có phải xin phép tác giả?

Chụp ảnh kiến trúc có phải xin phép tác giả?

Chụp ảnh kiến trúc nhằm giới thiệu hình ảnh đến với bạn bè quốc tế thì có phải xin phép tác giả, hay trả thù lao cho tác giả hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:

- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

- Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Theo đó, việc chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó thuộc trường hợp không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Vì vậy, bạn không cần phải xin phép hay trả tiền thù lao cho tác giả khi chụp ảnh các kiến trúc tại những nơi bạn đi qua.

Nguyên tắc xác định tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như sau:

- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng. Trường hợp không liên lạc trực tiếp được với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán.

- Nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:

+ Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

+ Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Như vậy, khi sử dụng tác phẩm của người khác việc xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:

+ Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

+ Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

+ Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.


Quyền lợi vật chất
Thù lao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thù lao cho đối với giáo viên dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ
Pháp luật
Công văn 7915 tổng kết, đánh giá thực hiện chế độ thù lao quy định tại Quyết định 30/2011/QĐ-TTg ra sao?
Pháp luật
Dựng tác phẩm văn học thành phim có phải trả nhuận bút, thù lao không? Nguyên tắc xác định tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chụp ảnh kiến trúc nhằm giới thiệu hình ảnh đến với bạn bè quốc tế thì có phải xin phép tác giả, hay trả thù lao cho tác giả hay không? Nếu có thì mức thù lao phải trả như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền lợi vật chất
2,480 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền lợi vật chất Thù lao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền lợi vật chất Xem toàn bộ văn bản về Thù lao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào