Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bậc 1 có các nội dung gì về kỹ năng nghe?
Mục đích ban hành Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài là gì?
Căn cứ Mục I Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT nêu rõ Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được ban hành nhằm tạo cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật tài liệu dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần giữ gìn, phát triển, quảng bá tiếng Việt và bản sắc văn hóa của người Việt Nam, giữ gìn và phát triển tinh thần hướng về quê hương, đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài.
Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bậc 1 có các nội dung gì về kỹ năng nghe? (Hình từ Internet)
Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bậc 1 thuộc trình độ nào?
Căn cứ Phần A Mục II Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT quy định Cấu trúc Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Chương trình được thiết kế theo 3 trình độ, 6 bậc, lần lượt từ thấp đến cao là: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6. Thời lượng của mỗi bậc là 220 giờ. Tổng thời lượng thực hiện chương trình là 1320 giờ. Mỗi bậc gồm một số mô đun (nhóm bài học). Mỗi mô đun gồm 4 bài học tập hợp theo chủ đề và một bài ôn tập, kiểm tra đánh giá. Thời lượng cho mỗi nhóm bài học tùy thuộc nội dung từng chủ đề. Chương trình chú trọng rèn luyện 4 kỹ năng, trong đó ưu tiên hơn cho kỹ năng nói và kỹ năng nghe.
Trình độ | Bậc | Thời lượng |
Sơ cấp | Bậc 1 | 220 h |
Bậc 2 | 220 h | |
Trung cấp | Bậc 3 | 220 h |
Bậc 4 | 220 h | |
Cao cấp | Bậc 5 | 220 h |
Bậc 6 | 220 h | |
Tổng thời lượng | 1320h |
Lưu ý: Thời gian thực hiện dạy - học ở mỗi bậc không tính theo tuần, tháng, năm mà tính theo số giờ. Tùy theo từng đơn vị đào tạo cụ thể, có thể học từ 2 đến 5 buổi một tuần, mỗi buổi có thể học từ 3 đến 5 giờ.
Như vậy, Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trình độ sơ cấp bậc 1 là cấp nhập môn cho người Việt Nam ở nước khi có nhu cầu học Ngôn ngữ Tiếng Việt.
Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước bậc 1 có các nội dung gì về kỹ năng nghe?
Căn cứ Phần B Mục II Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT quy định kỹ năng nghe theo chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trình độ sơ cấp bậc 1 gồm các nội dung sau:
- Định hướng dạy học
+ Nhận biết, hiểu thông tin từ các phát ngôn, cuộc thoại, các đoạn ngôn bản; từ đó người học có thể đáp lại nhằm luyện tập phản ứng ngôn ngữ.
+ Qua nghe, so sánh với những nguồn nghe được phát ra với giọng đọc chính xác, từng bước điều chỉnh, cải thiện kỹ năng phát âm của người học.
+ Phân biệt độ khó của bài nghe để quá trình dạy học và luyện tập cho người học đảm bảo nguyên tắc từng bước, từ dễ đến khó.
+ Luyện những tiểu kỹ năng nghe cơ bản, thường dùng cho người học. Ở bậc này, trước hết cần chú ý luyện viết chính tả để từng bước nắm chắc, đúng quan hệ âm - chữ (phát triển kỹ năng viết cho người học).
+ Luyện nghe hiểu những chi tiết đơn giản, dễ nhận biết, dễ hiểu ở trình độ tương ứng.
- Yêu cầu cần đạt được
+ Nghe, nhận biết thông tin chứa đựng trong từ, cụm từ và những phát ngôn, hội thoại hay ngôn bản ngắn có cấu trúc đơn giản, trả lời được những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp ở trình độ tương ứng.
+ Nghe, nhận biết và tự điều chỉnh năng lực phát âm của bản thân ở những từ, tiếng (âm tiết), hiện tượng ngữ âm chưa hoàn thiện, hoặc còn khiếm khuyết đồng thời ghi lại tương đối chính xác âm nghe được (chữ cái - chính tả) tương ứng, đặc biệt chú ý các dấu thanh và những vần khó.
- Phương pháp phát triển kỹ năng
Luyện nghe để hoàn thiện phát âm và chính tả
+ Nghe và ghi lại những từ ngữ nghe được. Thông thường sử dụng những từ ngữ đã học hoặc đã xuất hiện trong các hội thoại, ngôn bản đã được học.
+ Nghe và phân biệt các âm (hay chữ) khác nhau trong bối cảnh ngữ âm đồng nhất (các từ ngữ tương tự, chỉ khác nhau ở âm/chữ đó), chẳng hạn: bán, bắn; nghe, nga; loan, lan; tay, tai; vờn, vần ...
+ Nghe và phân biệt các thanh điệu (dấu thanh) khác nhau trong bối cảnh ngữ âm đồng nhất (các từ ngữ tương tự, chỉ khác nhau ở thanh điệu), ví dụ: làn, lán; là, lạ; hoán, hoàn; đấy, đậy; thai, thái...
Luyện nghe - hiểu:
+ Luyện nghe nhận biết về số từ (viết kết quả nghe ra giấy), như viết lại số phòng, biển số xe máy, ô tô, số điện thoại, thời gian…
+ Luyện nghe bằng cách đánh dấu (trắc nghiệm) và bằng trả lời (hỏi- đáp) những thông tin đơn giản về cá nhân: tên, tuổi, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, học hành, sở thích, nguyện vọng, quan hệ cá nhân, gia đình....
+ Luyện nghe hội thoại ngắn (1 - 2 lượt lời) chứa đựng những thông tin đơn giản về hoạt động trong đời sống hằng ngày như: thông báo giờ tàu xe, giá cả hàng hóa, tên món ăn, hóa đơn thanh toán, thời gian tàu, xe, máy bay cất cánh, hạ cánh, giá thuê nhà, thông báo về học phí, thông báo, mô tả công việc.
- Kiểm chứng kết quả
+ Kiểm chứng kết quả của hoạt động dạy học qua trả lời câu hỏi trong mỗi hình thức luyện tập trên lớp.
+ Kiểm chứng kết quả thông qua các bài tập về nhà.
+ Có thể lấy thông tin về kết quả học tập của người học qua những bài kiểm tra nhỏ thường tổ chức vào cuối buổi học hoặc được thực hiện trong nội dung của bài ôn tập.
- Học liệu
+ Ngoài các ngôn bản chứa đựng thông tin trong những học liệu có sẵn theo chủ đề dạy học, có thể tự chọn thêm những ngôn bản thực (ngôn ngữ sống) để bổ sung, làm đa dạng hóa nguồn ngôn bản nghe, nhưng phải bảo đảm.
+ Phù hợp với mục đích và yêu cầu của người học.
+ Hấp dẫn, đa dạng và vừa sức với trình độ tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?