Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia có mục tiêu đến năm 2030 như thế nào?
- Mục tiêu chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào?
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 ra sao?
- Nguồn kinh phí thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 từ đâu?
Mục tiêu chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ tại Mục II Quyết định 1251/QĐ-TTg năm 2023, quy định về mục tiêu của chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như sau:
- Mục tiêu chung: Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức lực lượng và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2023 – 2025:
++ Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giám sát, cảnh báo và ứng phó sự cố môi trường quốc gia, kiện toàn hệ thống tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho các lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
++ Hoàn thành việc xây dựng bộ kịch bản, quy trình ứng phó, các tài liệu hướng dẫn và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ sự cổ mỗi trường cấp quốc gia trên phạm vi cả nước.
++ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
++ 100% kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia của các bộ, ngành, địa phương được ban hành.
++ Tăng cường hợp tác quốc tế trong giám sát, cảnh báo và ứng phó sự cố môi trường.
- Giai đoạn 2026 - 2030:
Hoàn thành việc nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; 100% cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và năng lực thực hành các giải pháp kỹ thuật.
Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia có mục tiêu đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ internet)
Trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 ra sao?
Căn cứ tại Mục V Quyết định 1251/QĐ-TTg năm 2023, quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như sau:
- Bộ Quốc phòng:
+ Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình; kịp thời báo cáo, đề xuất điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phù hợp với tình hình thực tế; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình.
+ Chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy trình phân cấp, ứng phó, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Chủ trì tham mưu cho Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trong nghiên cứu, đề xuất kiện toàn tổ chức và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách liên quan phục vụ công tác ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; ban hành và hướng dẫn thống nhất về triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Chỉ đạo NACCET và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia. Chủ trì nghiên cứu đánh giá, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia cho NACCET để phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Xây dựng lực lượng, bố trí nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia cho lực lượng nòng cốt theo thẩm quyền; tăng cường dự trữ quốc gia các mặt hàng thiết yếu, các trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Xây dựng, thực hiện chương trình, nhiệm vụ, dự án nghiên cứu, sản xuất trang thiết bị, vật tư, nâng cao năng lực cho các lực lượng quân đội tham gia ứng phó sự cố môi trường.
+ Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hiện trạng, nguy cơ sự cố môi trường cấp quốc gia, lực lượng và phương tiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Tổ chức huấn luyện, diễn tập, đào tạo, nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Bộ Công an
+ Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cơ quan điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Chỉ đạo và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực xảy ra sự cố môi trường cấp quốc gia; điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường cấp quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân để cung cấp thông tin dân cư địa bàn xảy ra sự cố theo yêu cầu của các đơn vị chức năng để phục vụ việc xây dựng phương án ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường năng lực cho các trạm quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong phạm vi quản lý.
+ Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, đào tạo lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Bộ Khoa học và Công nghệ
+ Nghiên cứu lồng ghép các nhiệm vụ vào các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia có liên quan; đề xuất giải pháp công nghệ nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
+ Tăng cường năng lực cho hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường thuộc phạm vi quản lý.
+ Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, đào tạo lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do các tác nhân bức xạ - hạt nhân gây ra.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Rà soát, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm cho các dự án thuộc Chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Bộ Tài chính
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương tổng hợp, bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
+ Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan về quy chế quản lý tài chính cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng, ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng (Cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn); nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, tổ chức huấn luyện, diễn tập, nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường cho các lực lượng thuộc phạm vi quản lý; sẵn sàng cử lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia khi được huy động.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ thành phần của Chương trình theo hướng lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan của bộ, ngành, địa phương.
+ Rà soát, xây dựng lực lượng, phương tiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia trên cơ sở lực lượng hiện có của địa phương phù hợp với các quy định khác về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
+ Tăng cường năng lực, nguồn lực ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo quy định.
Nguồn kinh phí thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 từ đâu?
Căn cứ tại Chương IV Quyết định 1251/QĐ-TTg năm 2023, quy định kinh phí thực hiện chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 gồm có như sau:
- Từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, hội, đoàn thể liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 52 2024 BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt? Tải Thông tư 52 BYT về nước sạch?
- File bảng trừ điểm giấy phép lái xe năm 2025 chính thức? Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe từ 1 1 2025?
- Mẫu biên bản họp thống nhất tiến độ thi công xây dựng công trình mới nhất? Tiến độ thi công xây dựng được lập khi nào?
- Mẫu Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất? Tải mẫu Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Từ 01/01, cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng? Hướng dẫn cách cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông?