Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương do cơ quan nào xây dựng và phê duyệt?
- Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương do cơ quan nào xây dựng và phê duyệt?
- Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương được triển khai thực hiện theo trình tự nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý?
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương do cơ quan nào xây dựng và phê duyệt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 55/2019/NĐ-CP về việc xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:
"Điều 12. Xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
..
3. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương:
a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân có liên quan xây dựng và đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương.
4. Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này và nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được gửi cho Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện.
5: Việc điều chỉnh chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi phê duyệt được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này."
Theo như quy định trên, đối với trường hợp thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương, cơ quan có thẩm quyền xây dựng và phê duyệt gồm:
- Sở Tư pháp: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức xây dựng và đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình.
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương được triển khai thực hiện theo trình tự nào?
Việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 55/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
"1. Sau khi chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện.
Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành và công bố công khai kế hoạch triển khai thực hiện trên cổng thông tin điện tử của mình và Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp.
2. Việc lựa chọn, ký hợp đồng, đánh giá kết quả thực hiện và thanh lý hợp đồng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai các hoạt động của chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu và pháp luật có liên quan.
3. Căn cứ vào nội dung, nguồn lực của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa thành viên, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp có thể đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do mình chủ trì thực hiện theo đúng nội dung chương trình hỗ trợ, pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Căn cứ vào nội dung, nguồn lực của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí nhưng tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đề xuất từ nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kinh phí còn lại do tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tự chi trả hoặc từ nguồn xã hội hóa, huy động từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để thực hiện;
b) Việc lựa chọn, ký hợp đồng, đánh giá kết quả thực hiện và thanh lý hợp đồng với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu và pháp luật có liên quan."
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý?
Căn cứ khoản 7 Điều 14 Nghị định 55/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm cụ thể sau:
"7. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này;
b) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định có liên quan, trình tự, thủ tục để thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Nghị định này;
c) Thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ hoạt động kinh doanh của mình."
Như vậy, đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình; đồng thời quy định rõ về trách nhiệm của các doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?