Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng và triển khai thực hiện theo trình tự nào?
- Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng và triển khai thực hiện theo trình tự nào?
- Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện như thế nào khi có vướng mắc pháp lý?
- Cơ quan nhà nước thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp có trả lời của cơ quan nhà nước đối với các vướng mắc pháp lý như thế nào?
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng và triển khai thực hiện theo trình tự nào?
Sau khi được xây dựng bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và và sẽ được phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12, Điều 13 Nghị định 55/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 12. Xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
4. Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này và nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được gửi cho Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện.
5: Việc điều chỉnh chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi phê duyệt được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này."
"Điều 13. Triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Sau khi chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện.
Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành và công bố công khai kế hoạch triển khai thực hiện trên cổng thông tin điện tử của mình và Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp.
2. Việc lựa chọn, ký hợp đồng, đánh giá kết quả thực hiện và thanh lý hợp đồng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai các hoạt động của chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu và pháp luật có liên quan.
3. Căn cứ vào nội dung, nguồn lực của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa thành viên, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp có thể đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do mình chủ trì thực hiện theo đúng nội dung chương trình hỗ trợ, pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Căn cứ vào nội dung, nguồn lực của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí nhưng tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đề xuất từ nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kinh phí còn lại do tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tự chi trả hoặc từ nguồn xã hội hóa, huy động từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để thực hiện;
b) Việc lựa chọn, ký hợp đồng, đánh giá kết quả thực hiện và thanh lý hợp đồng với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu và pháp luật có liên quan."
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng và triển khai thực hiện theo trình tự nào?
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện như thế nào khi có vướng mắc pháp lý?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 55/2019/NĐ-CP, việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý được quy định như sau:
"Điều 6. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý
1. Cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý bao gồm:
a) Các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp có hiệu lực thi hành và được phép công khai hoặc kết nối với cổng thông tin điện tử công khai các văn bản này;
b) Các văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình áp dụng pháp luật;
c) Các văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật đối với các vụ việc, vướng mắc pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý trên Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự cập nhật trên cổng thông tin điện tử của mình các thông tin liên quan theo quy định tại khoản 5 Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Nghị định này, gửi cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tự cập nhật để Bộ Tư pháp cập nhật trên Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được khai thác và sử dụng miễn phí cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý."
Cơ quan nhà nước thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp có trả lời của cơ quan nhà nước đối với các vướng mắc pháp lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 55/2019/NĐ-CP, việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như sau:
"Điều 8. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vướng mắc phức tạp thì có thể trả lời trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Việc trả lời của cơ quan, nhà nước quy định tại Điều này không áp dụng đối với các yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa về vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp này, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp để có thể sử dụng mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hệ thống hóa, cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương mình đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật lên cổng thông tin điện tử của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày văn bản được ký ban hành."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về trình tự xây dựng, phê duyệt và triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời thực hiện hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về vướng mắc pháp lý nói chung và văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn thuyết minh thuật lại hội chợ xuân trường em? Em hãy viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân? Quyền của học sinh tiểu học?
- Thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Thành viên sáng lập là doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ yêu cầu nào?
- Lời chúc ông bà, cha mẹ đêm giao thừa hay, ý nghĩa? Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Tết Âm lịch Ất Tỵ được nghỉ mấy ngày?
- Trong Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 tại các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang có phải công bố thủ tục xét thưởng không?
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?