Chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì? Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không?
Chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì?
Căn cứ vào Điều 50 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ vào Điều 51 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi nào?
Căn cứ vào Điều 55 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân
1. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2. Quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Quyết định giải tán hoặc theo đề nghị của Chính phủ quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định giải tán hoặc theo đề nghị của Chính phủ quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
Các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về trách nhiệm của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
- Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công;
- Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trong trường hợp được sự ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?