Chương trình dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân phải đảm bảo đạt tối thiểu bao nhiêu giờ học? Đối tượng phạm nhân nào được tham gia học nghề?

Cho tôi hỏi những đối tượng phạm nhân nào tại trại giam được phép tham gia chương trình dạy nghề sơ cấp? Chương trình dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân phải đảm bảo đạt tối thiểu bao nhiêu giờ học? Cán bộ khi đến giảng dạy tại trại giam cần chấp hành nhưng quy định gì? Câu hỏi của anh Phương từ Nam Định

Chương trình dạy nghề sơ cấp được áp dụng cho những phạm nhân nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng phạm nhân được tham gia chương trình dạy nghề sơ cấp như sau:

Chế độ học nghề của phạm nhân
...
2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.
...

Theo đó, những đối tượng phạm nhân được tham gia chương trình dạy nghề sơ cấp là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề.

Chương trình dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân phải đảm bảo đạt tối thiểu bao nhiêu giờ học?

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chương trình dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân như sau:

Chế độ học nghề của phạm nhân
...
3. Kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân.
a) Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt. Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;
b) Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân: Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.
...

Theo quy định trên thì chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm.

Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Chương trình dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân phải đảm bảo đạt tối thiếu bao nhiêu giờ học?

Chương trình dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân phải đảm bảo đạt tối thiếu bao nhiêu giờ học? (Hình từ Internet)

Cán bộ đến dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân tại trại giam cần phải chấp hành các quy định gì?

Căn cứ Điều 3 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân do Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BCA thì cán bộ đến trại giam để dạy nghề sơ cấp cho phạm nhân cần chấp hành một số quy định như:

(1) Khi đến làm việc hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe hoặc công việc khác tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải sử dụng trang phục theo quy định của Ngành hoặc quy định của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường hợp khác phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ để xác định là người có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc hoặc phối hợp tổ chức công tác tại cơ sở giam giữ phạm nhân.

(2) Chấp hành quy định pháp luật về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, Nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân. Khi muốn hỗ trợ, ủng hộ vật chất cho phạm nhân phải thông qua cán bộ có trách nhiệm, tuyệt đối không cho hoặc cho phạm nhân vay mượn tiền, tài sản, đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân.

(3) Không tự ý tiếp xúc phạm nhân, vào khu vực quản lý, giam giữ, học tập, lao động, dạy nghề hoặc khu vực khác của cơ sở giam giữ phạm nhân; tiếp nhận hoặc chuyển tiền, tài liệu, đơn, thư, các loại đồ vật cho phạm nhân.

(4) Không đưa vào, sử dụng hoặc cho người khác mượn, sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khi làm việc, tiếp xúc với phạm nhân. Việc sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phỏng vấn tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật, của Bộ Công an và quy định, hướng dẫn của cơ sở giam giữ phạm nhân.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân được sử dụng buồng hạnh phúc? Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
1,423 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào