Chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước là gì? KBNN chuyển chứng từ theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi nào?
- Chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước là gì?
- Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi nào?
- Quy trình rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản thanh toán đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước là gì?
Chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BTC thì chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước là chứng từ thanh toán do đơn vị Kho bạc Nhà nước lập để yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn tỉnh hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản trích “nợ” tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng để rút tiền mặt về quỹ đơn vị Kho bạc Nhà nước hoặc chi trả bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thụ hưởng.
Chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước là gì? KBNN chuyển chứng từ theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi nào? (Hình từ Internet)
Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi nào?
Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản khi nào, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC như sau:
Đăng ký rút tiền mặt
…
3. Cuối ngày, cán bộ KBNN nhận đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị tổng hợp, báo cáo Giám đốc KBNN hoặc người được ủy quyền phê duyệt; đồng thời, thông báo số lượng và thời gian dự kiến rút tiền mặt tại ngân hàng cho ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản.
Các đơn vị KBNN phải mở sổ theo dõi việc đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN theo Mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại đăng ký rút tiền mặt ngay trong ngày làm việc tại ngân hàng thương mại đối với những khoản chi phải đăng ký rút tiền mặt theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp khoản chi không thuộc mức phải rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại, nhưng đơn vị có nhu cầu rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại, thì sau khi kiểm soát chi NSNN và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định, KBNN chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản để đơn vị sử dụng NSNN thực hiện lĩnh tiền mặt tại ngân hàng thương mại theo quy trình quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện giao dịch với Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại đăng ký rút tiền mặt ngay trong ngày làm việc tại ngân hàng thương mại đối với những khoản chi phải đăng ký rút tiền mặt theo quy định hoặc trường hợp khoản chi không thuộc mức phải rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại, nhưng đơn vị có nhu cầu rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại, thì sau khi kiểm soát chi ngân sách nhà nước và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định thì Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện lĩnh tiền mặt tại ngân hàng thương mại.
Quy trình rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản thanh toán đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Quy trình rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2017/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC như sau:
- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ghi đầy đủ, chính xác thông tin (họ tên; địa chỉ; số và ngày cấp chứng minh thư nhân dân hoặc giấy chứng nhận của lực lượng vũ trang hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng) của người nhận tiền mặt (cán bộ, công chức của đơn vị) trên các chứng từ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định, nếu đủ điều kiện thì chuyển chứng từ rút tiền mặt theo quy trình thanh toán song phương điện tử đến ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản để đề nghị ngân hàng thương mại cung cấp tiền mặt cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Trên chứng từ rút tiền mặt của Kho bạc Nhà nước phải ghi đầy đủ các thông tin về người nhận tiền của đơn vị nêu tại Điểm a Khoản này.
- Căn cứ chứng từ rút tiền mặt do Kho bạc Nhà nước chuyển đến và chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng nhận của lực lượng vũ trang hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nhận tiền, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản làm thủ tục cấp tiền mặt cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (thông qua người nhận tiền của đơn vị); đồng thời, báo Nợ cho Kho bạc Nhà nước theo quy trình thanh toán song phương điện tử giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?