Chứng từ kế toán ngân hàng phải có các nội dung chủ yếu nào? Ngoài những nội dung chủ yếu thì các ngân hàng có thể bổ sung thêm những yếu tố khác không?
Chứng từ kế toán ngân hàng phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Chế độ Chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN quy định về nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán ngân hàng như sau:
Nội dung của chứng từ kế toán ngân hàng
1. Chứng từ kế toán Ngân hàng phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a. Tên và số hiệu của chứng từ ;
b. Ngày, tháng, năm lập chứng từ ;
c. Tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, số hiệu tài khoản của người trả (hoặc chuyển) tiền và tên, địa chỉ của ngân hàng phục vụ người trả (hoặc người chuyển) tiền;
d. Tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, số hiệu tài khoản của người thụ hưởng số tiền trên chứng từ và tên, địa chỉ của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng;
đ. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền phải ghi bằng số và bằng chữ;
g. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người liên quan đến chứng từ kế toán. Đối với chứng từ có liên quan đến xuất, nhập kho quỹ, thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng phải có chữ ký người kiểm soát (Kế toán trưởng, phụ trách kế toán) và người phê duyệt (Thủ trưởng đơn vị) hoặc người được ủy quyền.
...
Theo đó, chứng từ kế toán ngân hàng phải bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Chứng từ kế toán ngân hàng (Hình từ Internet)
Ngoài những nội dung chủ yếu thì các ngân hàng có thể bổ sung thêm những yếu tố khác trên chứng từ kế toán ngân hàng không?
Theo khoản 2 Điều 5 Chế độ Chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN quy định về nội dung của chứng từ kế toán ngân hàng như sau:
Nội dung của chứng từ kế toán ngân hàng
...
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, các ngân hàng có thể bổ sung thêm những yếu tố khác tùy theo từng loại chứng từ. Trường hợp ngân hàng thực hiện các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ, giao dịch một cửa… với các chứng từ thu, chi tiền mặt có giá trị trong hạn mức giao dịch viên được ủy quyền kiểm soát thì cuối ngày làm việc giao dịch viên phải lập Bảng kê các giao dịch phát sinh trong ngày, ghi rõ các thông tin về số lượng giao dịch đã phát sinh, số chứng từ, số tiền trên từng loại chứng từ và tổng số tiền thực tế đã thu, chi. Người kiểm soát (Trưởng phòng kế toán hoặc người được ủy quyền) phải kiểm tra, đối chiếu về sự khớp đúng giữa Bảng kê các giao dịch phát sinh trong ngày với các chứng từ phát sinh và số tiền thực tế đã thu, chi. Bảng kê các giao dịch phát sinh trong ngày được lập đúng trình tự, thủ tục và có đầy đủ chữ ký theo quy định được coi là chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
...
Theo quy định trên, ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán thì các ngân hàng có thể bổ sung thêm những yếu tố khác tùy theo từng loại chứng từ.
Chữ viết và chữ số trên chứng từ kế toán ngân hàng được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Chế độ Chứng từ kế toán ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN, khoản 2 Điều 9 Thông tư 38/2013/TT-NHNN về chữ viết và chữ số trên chứng từ kế toán ngân hàng như sau:
Nội dung của chứng từ kế toán ngân hàng
...
3. Chữ viết và chữ số trên chứng từ kế toán ngân hàng được thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán và của Chế độ này:
a. Chữ viết sử dụng trên chứng từ kế toán ngân hàng là tiếng Việt, ký tự chữ Việt trên chứng từ điện tử phải tuân thủ tiêu chuẩn bộ mã ký tự chữ Việt do Nhà nước quy định. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Chứng từ kế toán phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Các chứng từ ít phát sinh thì phải dịch toàn bộ chứng từ. Các chứng từ phát sinh nhiều lần thì phải dịch các nội dung chủ yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Bản dịch chứng từ ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
b. Chữ số sử dụng trên chứng từ kế toán ngân hàng là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Như vậy, chữ viết và chữ số trên chứng từ kế toán ngân hàng được thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán và của Chế độ sau:
+ Chữ viết sử dụng trên chứng từ kế toán ngân hàng là tiếng Việt, ký tự chữ Việt trên chứng từ điện tử phải tuân thủ tiêu chuẩn bộ mã ký tự chữ Việt do Nhà nước quy định.
Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Chứng từ kế toán phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt.
+ Chữ số sử dụng trên chứng từ kế toán ngân hàng là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi đấu LCP 2025 LMHT mới nhất? Việt Nam có mấy đội tham gia LCP 2025? LMHT là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?
- Kịch bản họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2024 2025?
- Lệ phí môn bài bậc 3 bao nhiêu tiền 2025? Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài năm 2025 online như thế nào?
- Lịch nghỉ tết nhà nước 2025 Âm lịch đối với cán bộ công chức viên chức gồm bao nhiêu ngày?
- Tải về mẫu báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình mới nhất hiện nay? Yêu cầu đối với khảo sát hiện trạng công trình?