Chứng từ kế toán là gì? Hành vi lập khống chứng từ kế toán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực kế toán?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về chứng từ kế toán như sau:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Căn cứ Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
...
Theo đó, các hành vị bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán là các hành vi được quy định tại Điều 13 nêu trên, trong đó có hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 37 biểu mẫu chứng từ kế toán tải về
Chứng từ kế toán (Hình từ Internet)
Hành vi lập khống chứng từ kế toán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Căn cứ điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
...
Theo đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo.
Hành vi lập khống chứng từ kế toán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
...
Theo quy định của pháp luật hình sự, nếu cấu thành tội phạm, hành vi lập chứng từ, khai khống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm chiếm đoạt tài sản làm của riêng của cơ quan, tổ chức là hành vi tham ô.
Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và số tiền đã chiếm đoạt mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 353 nêu trên.
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
...
Ngoài ra, hành vi khai khống chứng từ kế toán của người lao động nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người sử dụng lao động thì người vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về lao động bằng hình thức kỷ luật sa thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?