Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu chỉ được cơ quan hải quan chấp nhận dưới những hình thức nào?
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu chỉ được cơ quan hải quan chấp nhận dưới những hình thức nào?
- Những trường hợp nào được xem khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
- Việc thông báo từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu chỉ được cơ quan hải quan chấp nhận dưới những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
1. Khi kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra để xác định các tiêu chí phải được khai đầy đủ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các tiêu chí khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phù hợp với chứng từ khác trong hồ sơ hải quan. Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định pháp luật và quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp hoặc phát hành theo các hình thức sau:
a) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này ở dạng chứng từ giấy hoặc điện tử;
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải ở dạng chứng từ giấy.
3. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có chữ ký của người sản xuất hoặc người xuất khẩu, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp dưới dạng điện tử truyền qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Như vậy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu chỉ được cơ quan hải quan chấp nhận dưới những hình thức sau:
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này ở dạng chứng từ giấy hoặc điện tử;
- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải ở dạng chứng từ giấy.
Xuất xứ hàng hóa (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào được xem khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Những trường hợp được xem khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 8 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 15/07/2023) như sau:
Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
8. Các trường hợp sai khác nhỏ hoặc khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:
a) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;
c) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;
d) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);
đ) Sự khác biệt giữa khổ giấy của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan với mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;
e) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
g) Sự khác về mã số hàng hóa: phù hợp ở phân nhóm 6 số nhưng khác biệt ở cấp độ 8 số;
h) Sự khác biệt về tên và số chuyến do thay đổi phương tiện vận chuyển;
i) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;
k) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.
...
Như vậy những trường hợp theo quy định này được xem là khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trước đây, căn cứ theo khoản 6 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 15/07/2023) được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
...
6. Các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:
a) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;
c) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;
d) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);
đ) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;
e) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
g) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;
h) h) Sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu:
...
i) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.
Như vậy những trường hợp theo quy định này được xem là khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Việc thông báo từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Việc thông báo từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 15/07/2023) như sau:
Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
4. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Quá trình kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ hoặc người xuất khẩu, người sản xuất không phối hợp kiểm tra xác minh xuất xứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này thì từ chối và xử lý như sau:
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được thông quan theo quy định.
Riêng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì việc từ chối được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.
b) Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản cho người khai hải quan về việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc thông báo trực tiếp trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng cách ghi lý do từ chối trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và gửi trả lại người khai hải quan để người khai hải quan liên hệ với cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c) Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối của cơ quan hải quan, người khai hải quan phải khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Quá thời hạn nêu trên, nếu người khai hải quan không khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Trước đây, nội đung này được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 15/07/2023) quy định như sau:
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
...
2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản cho người khai hải quan về việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc thông báo trực tiếp trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng cách ghi lý do từ chối trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và gửi trả lại người khai hải quan để người khai hải quan liên hệ với cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngay sau thời điểm cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy việc thông báo từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?