Chứng thư số trong giao dịch điện tử cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có cần nêu rõ tên và chức danh của người đó không?
- Chứng thư số trong giao dịch điện tử cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có cần nêu rõ tên và chức danh của người đó không?
- Việc cấp chứng thư số trong giao dịch điện tử cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu nào?
- Định dạng chứng thư số trong giao dịch điện tử được pháp luật quy định như thế nào?
- Chứng thư số trong giao dịch điện tử do ai cấp và bao gồm những nội dung gì?
Chứng thư số trong giao dịch điện tử cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có cần nêu rõ tên và chức danh của người đó không?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chứng thư số trong giao dịch điện tử cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức như sau:
Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
1. Tất cả các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
...
Theo đó, chứng thư số trong giao dịch điện tử cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
Chứng thư số trong giao dịch điện tử (Hình từ Internet)
Việc cấp chứng thư số trong giao dịch điện tử cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu nào?
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định việc cấp chứng thư số trong giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
...
3. Việc cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.
Như vậy, việc cấp chứng thư số trong giao dịch điện tử cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
- Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó.
Định dạng chứng thư số trong giao dịch điện tử được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định định dạng chứng thư số trong giao dịch điện tử cụ thể:
Quy định về định dạng chứng thư số
Khi cấp chứng thư số, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng phải tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số theo quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Như vậy, khi cấp chứng thư số trong giao dịch điện tử của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng phải tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số theo quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Chứng thư số trong giao dịch điện tử do ai cấp và bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chứng thư số trong giao dịch điện tử do ai cấp và bao gồm nội dung như sau:
Nội dung của chứng thư số
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, chứng thư số trong giao dịch điện tử do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên của thuê bao.
- Số hiệu chứng thư số.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?