Chứng thư số được cấp sẽ có hiệu lực khi nào theo quy định pháp luật hiện nay? Việc cấp chứng thư số phải dựa trên các tài liệu nào?
Có bao nhiêu loại chứng thư số được sử dụng tại cơ quan nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT giải thích về chứng thư số như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chứng thư số cơ quan, tổ chức" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. "Chứng thư số cá nhân" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
3. "Khóa bí mật con dấu" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cơ quan, tổ chức.
4. "Khóa bí mật cá nhân" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân.
...
Theo đó, tại cơ quan nhà nước có hai loại chứng thư số mà công chức đang sử dụng là chứng thư số cơ quan, tổ chức và chứng thư số cá nhân:
- Chứng thư số cơ quan, tổ chức là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Chứng thư số cá nhân là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Việc cấp chứng thư số cho cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền phải căn cứ vào các tài liệu nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc cấp chứng thư số như sau:
Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
1. Tất cả các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
3. Việc cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.
Như vậy, việc cấp chứng thư số cho cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền phải căn cứ vào các tài liệu sau:
- Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.
Việc cấp chứng thư số phải dựa trên các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Chứng thư số được cấp sẽ có hiệu lực khi nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về hiệu lực của chứng thư số như sau:
Kiểm tra hiệu lực của chứng thư số
1. Thực hiện kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký số thực hiện theo các bước sau:
a) Kiểm tra hiệu lực chứng thư số qua danh sách chứng thư số bị thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc kiểm tra hiệu lực chứng thư số bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến;
b) Việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên văn bản điện tử phải kiểm tra đến tận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gốc (Root CA).
2. Chứng thư số có hiệu lực khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
a) Có hiệu lực tại thời điểm ký;
b) Phù hợp phạm vi sử dụng của chứng thư số và trách nhiệm pháp lý của người ký;
c) Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số.
3. Chứng thư số không có hiệu lực khi không đáp ứng một trong các tiêu chí tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định vừa nêu trên thì chứng thư số của cơ quan tổ chức và chứng thư số cá nhân của công chức sẽ có hiệu lực khi đáp ứng được các tiêu chí như:
- Có hiệu lực tại thời điểm ký;
- Phù hợp phạm vi sử dụng của chứng thư số và trách nhiệm pháp lý của người ký;
- Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số.
Có thể thực hiện kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký số thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm tra hiệu lực chứng thư số qua danh sách chứng thư số bị thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc kiểm tra hiệu lực chứng thư số bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến;
- Việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên văn bản điện tử phải kiểm tra đến tận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gốc (Root CA).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy không chính chủ phạt bao nhiêu 2025? Khi nào phạt lỗi xe máy không chính chủ năm 2025?
- Công trình xây dựng theo tuyến là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình xây dựng theo tuyến?
- Kịch bản MC tất niên cuối năm công ty ngắn gọn? Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm hay nhất?
- Hạn nộp tờ khai thuế quý 4/2024 và kỳ tháng 12/2024 là khi nào? Chậm nộp tờ khai thuế bị phạt như thế nào?
- Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất? Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ?