Chứng thư bảo lãnh tín dụng là gì? Chứng thư bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung nào?
Chứng thư bảo lãnh tín dụng là gì?
Chứng thư bảo lãnh tín dụng được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP thì chứng thư bảo lãnh tín dụng là cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với bên nhận bảo lãnh theo quy định tại hợp đồng bảo lãnh.
Chứng thư bảo lãnh tín dụng là gì? Chứng thư bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Chứng thư bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung nào?
Chứng thư bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Chứng thư bảo lãnh
1. Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh.
2. Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
3. Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất cụ thể.
Như vậy, theo quy định trên thì chứng thư bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
- Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
- Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
- Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
- Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
- Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
Bên nhận bảo lãnh tại chứng thư bảo lãnh tín dụng có các nghĩa vụ đối với các nội dung nào?
Bên nhận bảo lãnh tại chứng thư bảo lãnh tín dụng có các nghĩa vụ đối với các nội dung được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ bên nhận bảo lãnh
…
2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
a) Thực hiện nghĩa vụ của tổ chức cho vay đối với khách hàng và bên bảo lãnh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự, Nghị định này và các văn bản quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh được quy định tại chứng thư bảo lãnh đối với các nội dung sau:
- Nghĩa vụ liên quan đến bên nhận bảo lãnh.
- Thông báo của bên nhận bảo lãnh cho Quỹ bảo lãnh tín dụng bằng văn bản các nội dung liên quan đến khoản cho vay của bên được bảo lãnh.
- Trường hợp bên nhận bảo lãnh nắm giữ tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo lãnh phải bảo toàn tài sản thế chấp; chuyển giao tài sản thế chấp cho Quỹ bảo lãnh tín dụng khi Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên được bảo lãnh.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định tại chứng thư bảo lãnh tín dụng.
c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, việc hoàn trả nợ vay của bên được bảo lãnh để đảm bảo việc sử dụng vốn, tài sản hình thành từ vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng;
d) Cung cấp cho bên bảo lãnh đầy đủ hồ sơ chứng minh việc giải ngân vốn vay; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của bên được bảo lãnh khi yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
đ) Giám sát chặt chẽ nguồn thu của bên được bảo lãnh để đôn đốc thu hồi nợ vay;
e) Cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện cho vay có bảo lãnh tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì bên nhận bảo lãnh tại chứng thư bảo lãnh tín dụng có các nghĩa vụ đối với các nội dung sau:
- Nghĩa vụ liên quan đến bên nhận bảo lãnh.
- Thông báo của bên nhận bảo lãnh cho Quỹ bảo lãnh tín dụng bằng văn bản các nội dung liên quan đến khoản cho vay của bên được bảo lãnh.
- Trường hợp bên nhận bảo lãnh nắm giữ tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo lãnh phải bảo toàn tài sản thế chấp; chuyển giao tài sản thế chấp cho Quỹ bảo lãnh tín dụng khi Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên được bảo lãnh.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định tại chứng thư bảo lãnh tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?