Chứng chỉ hành nghề thú y hết hạn nhưng cá nhân vẫn hành nghề khám chữa bệnh cho chó mèo thì bị phạt tối đa bao nhiêu?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Phải làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y trước khi hết hạn bao nhiêu ngày theo quy định? Cá nhân hành nghề khám chữa bệnh cho chó mèo khi Chứng chỉ hành nghề thú y hết hạn phạt tối đa bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn! Câu hỏi của anh B (Đồng Nai).

Phải làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y trước khi hết hạn bao nhiêu ngày theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 109 Luật Thú y 2015 có quy định về cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y cụ thể như sau:

Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y
...
5.Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y
a) Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y phải gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày.

Phải làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y trước khi hết hạn bao nhiêu ngày theo quy định?

Phải làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y trước khi hết hạn bao nhiêu ngày theo quy định? (Hình từ Internet).

Cá nhân hành nghề khám chữa bệnh cho chó mèo khi Chứng chỉ hành nghề thú y hết hạn thì bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Trường hợp chứng chỉ hành nghề hết hạn mà vẫn khám chữa bệnh cho chó mèo thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 41 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm về thủ tục trong hành nghề thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề thú y.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai man, giả mạo hồ sơ để xin cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại hồ sơ, giấy tờ, Chứng chỉ hành nghề thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
...

Như vậy, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.

Mức phạt này áp dụng cho cá nhân vi phạm (khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP). Theo đó, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân tương đương mức phạt từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Cho nên nếu cá nhân vẫn khám chữa bệnh cho chó mèo khi Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu hạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Có chứng chỉ hành nghề thú y có được sản xuất thuốc thú y?

Theo quy định tại Điều 90 Luật Thú y 2015 có quy định về điều kiện sản xuất thuốc thú y như sau:

Điều kiện sản xuất thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường;
3. Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y;
4. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
5. Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y;
6. Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp;
7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.

Như vậy, việc bạn có chứng chỉ hành nghề thú y đã đáp ứng được điều kiện về người quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y. Tuy nhiên, để có thể được sản xuất thuốc thú y cần đáp ứng đủ các điều kiện khác được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
463 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào