Chứng chỉ hành nghề biên tập có bị thu hồi trong trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án không?
- Biên tập viên có yêu cầu trình độ chuyên ngành nào hay không? Tiêu chuẩn của chức danh này?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập gồm có những gì?
- Chứng chỉ hành nghề biên tập có bị thu hồi trong trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án không?
- Biên tập viên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề biên tập do bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án thì có được xin cấp lại chứng chỉ?
Biên tập viên có yêu cầu trình độ chuyên ngành nào hay không? Tiêu chuẩn của chức danh này?
Căm cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 có quy định tiêu chuẩn của biên tập viên như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
...
Theo quy định nêu trên, để trở thành biên tập viên cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên;
- Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Như vậy, tiêu chuẩn của biên tập viên chỉ yêu cầu có trình độ đại học trở lên, không quy định cụ thể ngành nào, điều này được hiểu rằng bất kể chuyên ngành/chuyên môn nào cũng được chấp nhận.
Tiêu chuẩn quan trọng đối với biên tập viên là phải hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập và có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chứng chỉ hành nghề biên tập có bị thu hồi trong trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập gồm có những gì?
Tại khoản 1 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 có quy định về cấp chỉ hành nghề biên tập như sau:
Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập;
- Sơ yếu lý lịch;
- Bản sao có chứng thực văn bằng;
- Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chứng chỉ hành nghề biên tập có bị thu hồi trong trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 có quy định về cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
...
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
...
Theo quy định này thì có 03 trường hợp chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi như sau:
- Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
- Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
- Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Như vậy, biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập.
Biên tập viên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề biên tập do bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án thì có được xin cấp lại chứng chỉ?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 quy định cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
...
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
...
Do đó, theo quy định trên biên tập viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập thì sau 02 năm kể từ ngày bị thu hồi sẽ được xét cấp lại.
Trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia sẽ không được xét cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Vì vậy, trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội không phải các tội nêu trên thì có thể được xét cấp lại sau 02 năm kể từ ngày bị thu hồi.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định về thủ tục xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
- Sau 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên được đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, chuyển phát đến Cục Xuất bản, In và Phát hành;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm xem xét việc cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?