Chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được quản lý dựa theo nguyên tắc nào? Có bao nhiêu loại chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp?
- Chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được quản lý dựa theo nguyên tắc nào?
- Có bao nhiêu loại chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp?
- In phôi chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có cần phải có sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước khi in không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp?
Chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được quản lý dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về nguyên tắc quản lý chứng chỉ như sau:
Nguyên tắc quản lý chứng chỉ
1. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, bảo đảm quyền và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi hoàn thành khoá học.
3. Bản chính chứng chỉ chỉ cấp một lần sau khi khóa học kết thúc.
4. Mọi hành vi gian lận trong quản lý, cấp phát và sử dụng chứng chỉ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thì Chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được quản lý theo nguyên tắc sau:
- Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, bảo đảm quyền và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
- Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi hoàn thành khoá học;
- Bản chính chứng chỉ chỉ cấp một lần sau khi khóa học kết thúc;
- Mọi hành vi gian lận trong quản lý, cấp phát và sử dụng chứng chỉ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp được quản lý dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về các loại chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng của Bộ Tư pháp như sau:
Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp
1. Các loại chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp (sau đây gọi là chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ), bao gồm:
a) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thẩm phán;
b) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát viên;
c) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ luật sư;
d) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên;
đ) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ công chứng viên;
e) Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp khác.
2. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức và những đối tượng khác được cấp cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng có chương trình, tài liệu được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và thời gian tổ chức lớp học từ 05 ngày trở lên (sau đây gọi là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ).
3. Các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thì chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp gồm các loại sau:
- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thẩm phán;
- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát viên;
- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ luật sư;
- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên;
- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ công chứng viên;
- Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp khác.
In phôi chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có cần phải có sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước khi in không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về thẩm quyền quản lý phôi chứng chỉ và chứng chỉ như sau:
Thẩm quyền quản lý phôi chứng chỉ và chứng chỉ
1. Bộ Tư pháp thống nhất quy định, quản lý các mẫu chứng chỉ; việc in; thủ tục cấp phát, thu hồi, hủy bỏ phôi chứng chỉ và chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp.
2. Việc in phôi chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt trước khi in.
Theo đó, thì việc in phôi chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt trước khi in.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về cơ quan cấp chứng chỉ của Bộ Tư pháp như sau:
Cơ quan cấp chứng chỉ của Bộ Tư pháp
Cơ quan cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp) bao gồm:
1. Học viện Tư pháp,
2. Cục Trợ giúp pháp lý,
3. Trường Đại học Luật Hà Nội,
4. Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột,
5. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Theo đó, thì cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo của Bộ Tư pháp gồm:
- Học viện Tư pháp,
- Cục Trợ giúp pháp lý,
- Trường Đại học Luật Hà Nội,
- Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột,
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?
- Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu?
- Quá tốc độ từ 10 đến 20 phạt bao nhiêu năm 2025? Tổng hợp mức phạt chạy quá tốc độ của ô tô, xe máy năm 2025 theo Nghị định 168?
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?
- Ai có trách nhiệm lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung?