Chửi bới, đánh đập và dùng dao đe dọa có phải là bạo lực gia đình? Có bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi bạo lực gia đình không?
Chửi bới, đánh đập và dùng dao đe dọa có phải là bạo lực gia đình?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về ác hành vi bạo lực gia đình như sau:
- Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
- Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Như vậy, theo quy định trên thì các hành vi của chồng bạn được xem là là một trong các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hành vi bạo lực gia đình
Có thể làm gì để bảo vệ bản thân mình khi bị bạo lực gia đình?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị bạo lực như sau:
- Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
+ Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
+ Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Như vậy bạn có thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường) áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc bạn đối với chồng bạn để bảo vệ sức khỏe, tinh thần, tính mạng của bạn cũng như tránh sự bạo hành của chồng. Bên cạnh đó pháp luật không quy định về việc cai nghiện rượu nên bạn không thể đưa chồng bạn đi cai nghiện rượu được.
Có bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi bạo lực không?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu bạn có bằng chứng về chồng của mình (các vết thương) thì căn cứ theo quy định trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?