Chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong cơ sở giáo dục, nghiệp đoàn trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở quy định số lượng bao nhiêu người lao động trở lên?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về định nghĩa Công đoàn cơ sở như sau:
"1.Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam."
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định, nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên, Công đoàn, nghiệp đoàn trong cơ sở giáo dục được hiểu là công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong cơ sở giáo dục, nghiệp đoàn trong cơ sở giáo dục
Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở ra sao?
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều này cũng có nêu hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở như sau:
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
- Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
Như vậy, trên đây là các quy định về hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở là gì?
Theo Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) bạn hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn cơ sở như sau:
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
- Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng loại hình công đoàn cơ sở.
Nhiệm vụ, quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở là gì?
Theo Điều 16 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) bạn hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nhiệm vụ quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở như sau:
- Đại diện cho đoàn viên quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc phản ánh, kiến nghị, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.
- Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.
- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Theo đó, cần tuân theo các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở để thực hiện cho đúng với pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?