Chức năng của Cục Viễn thám quốc gia là gì? Cục có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vấn đề nào?
Chức năng của Cục Viễn thám quốc gia là gì?
Cục Viễn thám quốc gia có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 2836/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Viễn thám quốc gia là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về viễn thám; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về viễn thám theo quy định của pháp luật.
2. Cục Viễn thám quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Viễn thám quốc gia có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về viễn thám; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về viễn thám theo quy định của pháp luật.
Cục Viễn thám quốc gia (Hình từ Internet)
Cục Viễn thám quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vấn đề nào?
Những vấn đề Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia phải trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 2836/QĐ-BTNMT năm 2022, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1189/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chế, quy trình về viễn thám; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc ứng dụng viễn thám trong quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu và các lĩnh vực khác phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng, công bố báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ và đột xuất về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám.
...
8. Tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về viễn thám và xử lý vi phạm pháp luật về viễn thám theo quy định và phân công của Bộ trưởng; theo dõi, tổng hợp hoạt động ứng dụng và phát triển viễn thám trên phạm vi cả nước.
...
14. Làm đầu mối tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực viễn thám; đề xuất mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập với các tổ chức quốc tế và khu vực về viễn thám; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế; thực hiện các chương trình, dự án về hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ trưởng.
15. Quản lý tài chính, tài sản Nhà nước giao; quản lý hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Cục theo quy định của pháp luật; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp II đối với các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo phân công của Bộ trưởng.
18. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về viễn thám theo phân công của Bộ trưởng.
19. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo quy định trên, Cục Viễn thám quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chế, quy trình về viễn thám; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Cục Viễn thám quốc gia có bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Số lượng Phó Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia được quy định tại Điều 3 Quyết định 2836/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Lãnh đạo Cục Viễn thám quốc gia có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được giao; ban hành các văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng; ban hành quy chế làm việc và điều hành các hoạt động của Cục.
3. Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, Cục Viễn thám quốc gia có không quá 03 Phó Cục trưởng.
Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?