Chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
- Chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
- Các chức danh tương tự Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gồm có những chức danh gì?
- Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ có tính đặc thù thì có phải tuân thủ thêm những quy định nào?
Chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
Chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác? (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
3. Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
d) Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Về kinh nghiệm công tác:
- Đối với đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước: Theo Khung năng lực vị trí việc làm của đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
- Đối với đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ: Có từ đủ 03 năm trở lên đảm nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng thuộc Bộ hoặc tương đương, Phó giám đốc Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương, Vụ trưởng cấp Tổng cục hoặc tương đương, 05 năm trở lên công tác trong ngành Tư pháp, pháp luật hoặc trong lĩnh vực quản lý (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Trường hợp thời gian nêu trên không liên tục thì được cộng dồn.
Như vậy, Chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác như sau:
- Đối với đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước: Theo Khung năng lực vị trí việc làm của đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
- Đối với đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ:
Có từ đủ 03 năm trở lên đảm nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng thuộc Bộ hoặc tương đương, Phó giám đốc Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương, Vụ trưởng cấp Tổng cục hoặc tương đương,
05 năm trở lên công tác trong ngành Tư pháp, pháp luật hoặc trong lĩnh vực quản lý (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Trường hợp thời gian nêu trên không liên tục thì được cộng dồn
Các chức danh tương tự Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gồm có những chức danh gì?
Theo Mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định về vị trí, chức danh đơn vị thuộc Bộ Tư pháp như sau:
1. Vị trí, chức danh
Chức danh Vụ trưởng và tương đương của đơn vị thuộc Bộ (Vụ trưởng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu một Vụ hoặc tương đương thuộc Bộ, gồm có: Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ thuộc Bộ (Tiêu chuẩn Hiệu hưởng các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ được quy định tại Phụ lục 07).
Đối với đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước, Vụ trưởng thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước; lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được Bộ trưởng giao hoặc phân cấp; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đối với đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ, Vụ trưởng thực hiện chức năng tổ chức cung cấp các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ; lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được Bộ trưởng giao hoặc phân cấp; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ công và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, chức danh Vụ trưởng và tương đương của đơn vị thuộc Bộ (Vụ trưởng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu một Vụ hoặc tương đương thuộc Bộ,
Gồm có các chức danh sau: Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ thuộc Bộ.
Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ có tính đặc thù thì có phải tuân thủ thêm những quy định nào?
Theo Mục 4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định về Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng của đơn vị thuộc Bộ có tính đặc thù ngoài việc căn cứ các tiêu chuẩn tại văn bản này còn phải căn cứ các tiêu chuẩn khác có liên quan, trong đó:
- Tiêu chuẩn chức danh Chánh Thanh tra Bộ căn cứ theo quy định của pháp luật về thanh tra và các văn bản có liên quan;
- Tiêu chuẩn chức danh Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý căn cứ theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và các văn bản có liên quan;
- Tiêu chuẩn chức danh Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật căn cứ theo quy định của pháp luật về báo chí và các văn bản có liên quan;
- Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản tư pháp căn cứ theo quy định của pháp luật về xuất bản và các văn bản có liên quan;
- Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội căn cứ theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo; Điều lệ trường đại học và các văn bản có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất?
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số thành phố Thuận An Tuần 3 Đề 1?
- Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào? Số bổ sung cân đối ngân sách nhà nước là gì?
- Mẫu kế hoạch phát triển đảng viên của chi bộ mới nhất? Phát triển đảng viên là nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ?
- Ai có quyền bãi bỏ thiết quân luật? Bãi bỏ thiết quân luật khi nào? Biện pháp đặc biệt được áp dụng khi thi hành thiết quân luật?