Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường được phân hạng thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường được phân hạng thế nào?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường thế nào?
- Việc xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường phải căn cứ vào đâu?
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường được phân hạng thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên và môi trường như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường
1. Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II Mã số: V.06.02.04
2. Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III Mã số: V.06.02.05
3. Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV Mã số: V.06.02.06
Căn cứ trên quy định chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường được phân hạng như sau:
- Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II Mã số: V.06.02.04
- Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III Mã số: V.06.02.05
- Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV Mã số: V.06.02.06
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường
1. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác điều tra tài nguyên môi trường; tâm huyết với công việc.
3. Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
4. Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
5. Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
Như vậy, viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường cần đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác điều tra tài nguyên môi trường; tâm huyết với công việc.
- Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
- Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
- Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường được phân hạng thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường phải căn cứ vào đâu?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ viên chức đang đảm nhận.
2. Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường theo quy định tại Chương I và Chương II của Thông tư liên tịch này.
3. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo quy định việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ viên chức đang đảm nhận.
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường theo quy định.
Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?