Chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy đốt thuốc phóng đạn dược lục quân ở khu vực hủy ngoài trời như thế nào?
Chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy đốt thuốc phóng đạn dược lục quân ở khu vực hủy ngoài trời như thế nào?
Theo Mục 2.1.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BQP về hủy đốt thuốc phóng đạn dược quy định như sau:
Trước khi hủy đốt thuốc phóng, đơn vị tổ chức phải thực hiện các nội dung:
2.1.3.1. Lập phương án, kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2.1.3.2. Thông báo bằng văn bản với chính quyền địa phương và các đơn vị đóng quân trên địa bàn xung quanh khu vực hủy nắm được kế hoạch hủy đốt thuốc phóng của đơn vị. Trong quá trình thực hiện không cho người và gia súc đi vào khu vực hủy;
2.1.3.3. Tổ chức chuẩn bị khu vực hủy theo quy định tại 2.3.1;
2.1.3.4. Chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy đốt thuốc phóng:
- Lực lượng tham gia hủy đốt thuốc phóng là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm: Người chỉ huy; nhân viên hủy đốt thuốc phóng; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy và theo quy định tại 2.2.4.3;
- Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy đốt thuốc phóng gồm: Bảo hộ lao động; phương tiện vận chuyển; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phương tiện mồi cháy đường dẫn lửa; phương tiện đo nhiệt độ; phương tiện hỗ trợ y tế. Các phương tiện theo quy định tại 2.2.4.4 và 2.4.2.
2.1.4. Thuốc phóng vận chuyển đến vị trí tập kết phải được bao gói trong hòm có nắp đậy, khối lượng thuốc phóng và hòm không quá 20 kg. Khối lượng thuốc phóng vận chuyển đến hầm để thuốc phóng chờ hủy phải đảm bảo hủy đốt hết trong một ngày.
2.1.5. Trong quá trình thực hiện hủy đốt thuốc phóng phải tuân thủ các tín hiệu, ký hiệu hiệp đồng theo quy định tại 2.3.2.
2.1.6. Thực hiện hủy đốt thuốc phóng theo sơ đồ quá trình công nghệ Hình B3 Phụ lục B.
Theo đó, chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy đốt thuốc phóng đạn dược lục quân ở khu vực hủy ngoài trời thực hiện như sau:
- Lực lượng tham gia hủy đốt thuốc phóng là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm:
Người chỉ huy; nhân viên hủy đốt thuốc phóng; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy và theo quy định tại Mục 2.2.4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BQP;
- Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy đốt thuốc phóng gồm: Bảo hộ lao động; phương tiện vận chuyển; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phương tiện mồi cháy đường dẫn lửa; phương tiện đo nhiệt độ; phương tiện hỗ trợ y tế.
Các phương tiện theo quy định tại Mục 2.2.4.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BQP và Mục 2.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BQP.
Hủy đốt thuốc phóng đạn dược (hình từ Internet)
Quy định an toàn về việc hủy đốt thuốc phóng đạn dược lục quân ở khu vực hủy ngoài trời ra sao?
Theo Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BQP có nêu:
Quy định an toàn
2.2.1. Trước khi triển khai thực hiện các nội dung hủy đốt thuốc phóng, lực lượng tham gia phải được phổ biến kế hoạch và huấn luyện các quy trình, quy định, quy tắc an toàn.
2.2.2. Quá trình hủy đốt thuốc phóng thực hiện đúng theo phương án và kế hoạch được phê duyệt.
2.2.3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nghiêm cấm tự động thay đổi quy trình. Khi cần thay đổi một số bước trong quy trình phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.
Vận chuyển thuốc phóng đạn dược lục quân ở khu vực hủy ngoài trời phải tuân thủ những gì?
Căn cứ Mục 2.2.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BQP quy định về việc vận chuyển thuốc phóng đạn dược lực quân như sau:
- Chỉ có những người được phân công nhiệm vụ mới được phép vận chuyển thuốc phóng;
- Tùy theo phương thức vận chuyển, lực lượng vận chuyển thuốc phóng có thể chia thành các tổ (nhóm), mỗi tổ gồm từ 2 người đến 4 người và có người phụ trách từng tổ;
- Vận chuyển thuốc phóng từ hầm để thuốc phóng chờ hủy đến bãi hủy theo tuần tự từng tổ. Khi tổ trước chuyển và rải xong hòm thuốc phóng, tổ sau mới được chuyển tiếp hòm thuốc phóng khác đến bãi hủy. Nghiêm cấm các trường hợp sau:
+ Đẩy, ném, quăng quật, kéo lê hòm bao gói thuốc phóng;
+ Dùng các vật dụng bằng kim loại đen tiếp xúc với thuốc phóng;
+ Có hành động đùa nghịch khi vận chuyển thuốc phóng.
- Dụng cụ dùng để mở nắp hòm hoặc phương tiện bao gói thuốc phóng phải bằng kim loại màu hoặc phi kim loại;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?