Chủ xe máy có được xem là chủ xe cơ giới và phải đóng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không?
- Chủ xe máy có phải là chủ xe cơ giới hay không?
- Chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc) theo nguyên tắc nào?
- Nếu tham gia giao thông gây thiệt hại về tính mạng thì bảo hiểm bắt buộc có bồi thường thiệt hại hay không?
- Bảo hiểm bắt buộc sẽ có thời hạn trong bao lâu?
Chủ xe máy có phải là chủ xe cơ giới hay không?
Chủ xe máy có phải là chủ xe cơ giới hay không, thì căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 06/9/2023) như sau:
1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
2. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe.
Như vây, chủ xe máy là chủ xe cơ giới hay.
Trước đây, chủ xe máy có phải là chủ xe cơ giới hay không, thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 03/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 06/9/2023) như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
2. Xe cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng, trong đó:
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
b) Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ."
Có thể hiểu xe máy được xem là xe cơ giới theo quy định của pháp luật. Do đó, chủ sở hữu xe máy là chủ xe cơ giới và sẽ có những quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới theo luật định.
Theo đó, khi chủ xe cơ giới giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với doanh nghiệp bảo hiểm, bằng chứng giao kết hợp đồng được thể hiện thông qua Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP như sau:
- Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
+ Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
+ Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
+ Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
+ Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
+ Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
+ Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
- Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.
Chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc) theo nguyên tắc nào?
Chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc) theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 06/9/2023) như sau:
Nguyên tắc chung
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
3. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.
Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.
4. Trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:
Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
b) Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
c) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Bên mua bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ hoặc chi phí hoạt động kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).
b) Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và các quy định tại Nghị định này.
7. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với các hợp đồng bảo hiểm cho các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
9. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
10. Các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan.
Trước đây, nguyên tắc này được quy định theo Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 06/9/2023) như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này.
- Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.
- Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nếu tham gia giao thông gây thiệt hại về tính mạng thì bảo hiểm bắt buộc có bồi thường thiệt hại hay không?
Nếu tham gia giao thông gây thiệt hại về tính mạng thì bảo hiểm bắt buộc có bồi thường thiệt hại hay không, thì được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 06/9/2023) như sau:
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại sau:
a) Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
...
Theo đó, nếu tham gia giao thông gây thiệt hại về tính mạng cho bên thứ ba thì vẫn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bắt buộc.
Trước đây, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Điều 5 Nghị định 03/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 06/9/2023) gồm:
- Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy trường hợp thiệt hại ngoài hợp đồng về tính mạng đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra sẽ nằm trong phạm vi bồi thường của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm bắt buộc sẽ có thời hạn trong bao lâu?
Bảo hiểm bắt buộc sẽ có thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 06/9/2023) như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm sau đây:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm.
b) Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật.
c) Xe cơ giới thuộc đối lượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Như vậy, thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm nêu trên.
Trước đây, thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 06/9/2023) quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:
Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:
a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.
c) Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
d) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này."
Theo đó, vì bạn đang điều khiển xe mô tô hai bánh nên thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?