Chủ xe đã mua bảo hiểm xe máy khi gây tai nạn thì có được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả phần bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn không?

Tôi trong lúc lưu thông trên đường có gây ra tai nạn với một người trên đường tạm gọi là anh A. Anh A bị gẫy chân, xây xát người và phải nằm viện điều trị tầm hơn 1 tuần. Chiếc xe của anh A trong vụ tai nạn bị hư hỏng nặng nhưng đã được cơ quan bảo hiểm mà anh ấy mua chi trả. Tôi muốn hỏi: 1. Tôi có phải bồi thường thiệt hại cho anh ấy đối với thiệt hại của chiếc xe do tôi gây ra nữa hay không? Tôi có mua bảo hiểm xe máy thì có được bên bảo hiểm hoàn lại số tiền mà tôi phải bồi thường cho anh A không? 2. Với thiệt hại về sức khỏe do nằm viện, tôi có phải bồi thường hay không?

Xe cơ giới gây tai nạn thì mức phí bảo hiểm chi trả bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?

Theo Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định về mức trách nhiệm bảo hiểm như sau:

"Điều 4. Mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn."

Chủ xe đã mua bảo hiểm xe máy khi gây tai nạn thì có được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả phần bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn không?

Mua bảo hiểm xe máy có được chi trả bồi thường khi tai nạn

Tai nạn xe

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:

"Điều 14. Bồi thường bảo hiểm
1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi)."

Từ căn cứ pháp luật vừa nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả số tiền phải bồi thường cho người bị tai nạn và đưa cho bạn với điều kiện là bạn đã bồi thường thiệt hại cho người bị tại nạn. Như vậy bạn cần có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường lại cho người bị bị tai nạn.

Pháp luật cũng quy định về thời hạn mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả mức bồi thường trong trường hợp của bạn. Cụ thể tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường như sau:

"Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường."

Thiệt hại về sức khỏe do nằm viện, ai phải bồi thường?

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Bên cạnh đó Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."

Như vậy anh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và cả tài sản cho người bị tai nạn. Tuy nhiên nếu anh có thể chứng minh được việc anh gây tai nạn là vô ý hoặc phần thiệt hại quá lớn so với khả năng chi trả của mình thì có thể giảm mức bồi thường thiệt hại xuống.


Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm có quyền thỏa thuận điều kiện không trả tiền bảo hiểm trong hợp đồng hay không?
Pháp luật
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là bao nhiêu?
Pháp luật
Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là bao nhiêu? Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2028, doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản?
Pháp luật
Việc chia doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện nào? Tải Đơn đề nghị chia doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào? Tải Đơn đề nghị chuyển đổi ở đâu?
Pháp luật
Khi kính chiếu hậu trên xe ô tô bị mất thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không? Nếu có thì sẽ bồi thường bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ thể nào không có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam theo quy định?
Pháp luật
Hướng dẫn tải Đơn đề nghị hợp nhất doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất? Hồ sơ đề nghị hợp nhất doanh nghiệp?
Pháp luật
Kết quả giám định tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc áp dụng với các bên trong bảo hiểm tài sản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
2,093 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào