Chủ trang trại nuôi tôm sinh thái bị thiệt hại 75% do mưa lớn thì có được Nhà nước hỗ trợ không?
Chủ trang trại nuôi tôm sinh thái bị thiệt hại 75% do mưa lớn thì có được Nhà nước hỗ trợ không?
Theo Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định chủ trang trại nuôi tôm sinh thái bị thiệt hại 75% do mưa lớn được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
- Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
- Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
- Thời điểm xảy ra thiệt hại đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;
Mức hỗ trợ đối với chủ trang trại nuôi tôm sinh thái bị thiệt hại 75% do mưa lớn được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ
...
3. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:
a) Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;
d) Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40.500.000 - 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
g) Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng /100 m3 lồng;
h) Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
i) Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 35.500.000 - 50.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 - 35.000.000 đồng/ha;
k) Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 15.500.000 - 20.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/100 m3 lồng;
l) Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha.
...
Như vậy, trường hợp chủ trang trại có diện tích nuôi tôm sinh thái bị thiệt hại trên 70% thì được Nhà nước hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha.
Chủ trang trại nuôi tôm sinh thái bị thiệt hại 75% do mưa lớn thì có được Nhà nước hỗ trợ không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại nuôi tôm sinh thái do mưa lớn bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin hỗ trợ như sau:
Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
...
Như vậy, hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại nuôi tôm sinh thái do mưa lớn bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai;
- Bản kê khai sản xuất ban đầu;
- Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
TẢI VỀ mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi tôm sinh thái do mưa lớn mới nhất 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính nào? Trường hợp nào phải thực hiện đo đạc lập lại bản đồ địa chính?
- Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì cá nhân có quyền được hỗ trợ không?
- Phần diện tích sàn xây dựng đưa vào kinh doanh là những gì? Điều kiện phần diện tích sàn xây dựng đưa vào kinh doanh là gì?
- Cá nhân xây dựng nhà ở xã hội cho hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị thuê có nằm trong hình thức phát triển nhà ở xã hội không?
- Công dân cung cấp thông tin và chứng từ thanh toán có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay không?