Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì?
- Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với Nhân dân được tổ chức như thế nào?
- Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì?
Theo Điều 11 Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của Chủ tịch quận và Phó Chủ tịch quận
1. Chủ tịch quận có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật Cán bộ, công chức, các quy định khác của pháp luật có liên quan, chấp hành quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận và các trách nhiệm sau:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận;
b) Chịu trách nhiệm quản lý công chức, viên chức của quận, phường theo quy định tại Nghị định này và theo phân cấp, ủy quyền;
c) Ban hành quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận; ký các văn bản của Ủy ban nhân dân quận với chức danh Chủ tịch và chịu trách nhiệm về các văn bản của Ủy ban nhân dân quận.
2. Phó Chủ tịch quận có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch quận phân công, ủy quyền và chịu trách nhiệm về các chỉ đạo, quyết định của mình.
3. Chủ tịch quận hoặc Phó Chủ tịch quận vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì bị xem xét xử lý theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, quy định của pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ủy ban nhân dân quận (Hình từ Internet)
Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với Nhân dân được tổ chức như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch quận với Nhân dân
1. Hằng năm, trước kỳ họp thường kỳ của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch quận có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân ở quận về tình hình hoạt động của quận và những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nguyện vọng của công dân trên địa bàn quận.
Căn cứ vào quy mô dân số, Chủ tịch quận có thể tổ chức đối thoại với Nhân dân theo phường, Ủy ban nhân dân quận phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và Ủy ban nhân dân phường để Ủy ban nhân dân phường thông báo đến các cộng đồng dân cư và tổ dân phố về thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị đối thoại với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.
2. Kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch quận với Nhân dân phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ở quận trước 07 ngày khai mạc kỳ họp thường kỳ gần nhất của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Do đó, hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với Nhân dân được tổ chức như trên.
Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quận
1. Hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quận là quyết định.
2. Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân quận
a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân quận do Chủ tịch quận phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định;
b) Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định. Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định. Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định.
3. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân quận
a) Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân quận trước khi trình. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân quận họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Phòng Tư pháp để thẩm định;
b) Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: tờ trình và dự thảo quyết định; bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định; tài liệu khác (nếu có);
c) Nội dung và báo cáo thẩm định thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 121 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
d) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân quận họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
4. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch quận
a) Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Ủy ban nhân dân quận chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân quận họp để chuyển đến Chủ tịch quận, Phó Chủ tịch quận và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận;
b) Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân quận bao gồm: tài liệu quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; báo cáo thẩm định của Phòng Tư pháp.
5. Trình tự xem xét, ban hành dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân quận
a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân quận được lấy ý kiến thảo luận tập thể tại cuộc họp của Ủy ban nhân dân quận do Chủ tịch quận tổ chức;
b) Chủ tịch quận ký ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân quận với tư cách là người đứng đầu cơ quan ban hành.
Như vậy, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được quy định rõ ở trên.
Lưu ý: Nghị định này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng thực hiện tổ chức các cuộc họp như thế nào?
Ủy ban nhân dân quận có thể chứng giấy ủy quyền về nhận hồ sơ nhà đất hay không? Bên nhận ủy quyền khi được ủy quyền sẽ có quyền hạn nào và cần phải thực hiện những nghĩa vụ gì?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận được pháp luật quy định như thế nào?
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
Ủy ban nhân dân quận có quan hệ công tác với Quận ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tổ chức các cuộc họp của Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?