Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai? Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào?

Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai? Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào? Cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em là cơ quan nào? - câu hỏi của anh Đăng Huy (An Giang)

Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai?

Theo Điều 1 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định về Ủy ban quốc gia về trẻ em như sau:

Thành lập Ủy ban quốc gia về trẻ em (sau đây gọi tắt là Ủy ban), gồm:
1. Chủ tịch Ủy ban: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Phó Chủ tịch Ủy ban:
- Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phó Chủ tịch Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phó Chủ tịch Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Các Ủy viên:
- 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ủy viên thường trực;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
- 01 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- 01 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- 01 Thứ trưởng Bộ Công an;
- 01 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- 01 Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- 01 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- 01 Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- 01 Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Mời đại diện lãnh đạo các đoàn thể, cơ quan trung ương tham gia:
+ 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ 01 đại diện Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ 01 đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ 01 Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ 01 lãnh đạo Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào?

Theo Điều 2 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định về Ủy ban quốc gia về trẻ em như sau:

Ủy ban quốc gia về trẻ em có nhiệm vụ
Ủy ban quốc gia về trẻ em giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.
2. Đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
3. Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.
4. Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, Ủy ban quốc gia về trẻ em giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

- Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

- Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.

Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em

Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai? Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em là cơ quan nào?

Theo Điều 2 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định về Ủy ban quốc gia về trẻ em như sau:

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban
1. Ủy ban quốc gia về trẻ em làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.

Theo quy định nêu trên thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.

Bên cạnh đó, theo Điều 4 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định kinh phí hoạt động của Ủy ban quốc gia về trẻ em được ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

Ủy ban quốc gia
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Pháp luật
Trẻ em là từ bao nhiêu tuổi? Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử là Thủ tướng Chính phủ đúng không? Nhiệm vụ của Ủy ban là gì?
Pháp luật
Quy định mới nhất về chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số như thế nào?
Pháp luật
UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?
Pháp luật
Khi trẻ em có nguy cơ bị tổn thương được áp dụng biện pháp phòng ngừa sẽ bao gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Thời hạn tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban quốc gia
563 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy ban quốc gia Trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào