Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-UBQGNCT năm 2014 quy định như sau:
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Ủy ban Quốc gia sử dụng con dấu của Bộ, ngành mình trong công tác, chỉ đạo, điều hành hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
Căn cứ quy định trên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-UBQGNCT năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
1. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban Quốc gia; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ủy ban Quốc gia.
2. Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ủy ban Quốc gia để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật người cao tuổi, các chính sách về người cao tuổi và các dự án, đề án thuộc kế hoạch, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn.
3. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quốc gia.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban Quốc gia;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ủy ban Quốc gia;
- Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ủy ban Quốc gia để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật người cao tuổi, các chính sách về người cao tuổi và các dự án, đề án thuộc kế hoạch, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;
- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ (Hình từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ có thể sử dụng loại con dấu nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy như sau:
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy
1. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.
4. Văn phòng Chủ tịch nước.
5. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
7. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
8. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án quân khu và tương đương.
9. Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài.
10. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Ngoại giao.
11. Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Theo quy định trên thì Thủ tướng Chính phủ có thể sử dụng con dấu có hình Quốc huy.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP giải thích con dấu có hình Quốc huy là con dấu trên bề mặt có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?