Chủ tịch Ủy ban nhân dân có được đảm nhiệm chức vụ trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự hay không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có được đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự hay không?
Về chức vụ trưởng Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp anh tham khảo quy định tại khản 2 các Điều 23, 24, Điều 25 Nghị định 02/2019/NĐ-CP như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh
...
2. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh gồm các thành viên sau:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh là Tư lệnh);
Giám đốc Công an cấp tỉnh.
c) Ủy viên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nếu có); lãnh đạo các sở, cơ quan có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương; chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội, công an trực thuộc các đơn vị đầu mối của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh, thành phố.
...
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện
...
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện gồm:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
Trưởng Công an cấp huyện.
c) Ủy viên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương, Đồn trưởng Đồn Biên phòng (nếu có).
...
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã
...
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;
Trưởng Công an cấp xã.
Theo đó đối với chức vụ Trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp chỉ có thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng đảm nhận.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có được đảm nhiệm chức vụ trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự hay không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác Phòng thủ dân sự là gì?
Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác Phòng thủ dân dự được quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 02/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành các văn bản hướng dẫn về phòng thủ dân sự ở địa phương theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
b) Chỉ đạo giáo dục, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức người lao động, nhân dân tham gia phòng thủ dân sự; nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân tại địa phương, đặc biệt là ở những vùng sâu, xa về nguy cơ và cách phòng tránh thảm họa thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho nhân dân;
c) Bố trí ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự và đầu tư trang bị phương tiện phòng thủ dân sự;
d) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch xây dựng thế trận phòng thủ dân sự của địa phương và triển khai thực hiện các kế hoạch. Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư của địa phương, của các cơ quan, tổ chức trung ương hoạt động tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo sự chỉ đạo của cơ quan phòng thủ dân sự cấp trên;
đ) Chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và diễn tập về phòng thủ dân sự cho các lực lượng thuộc quyền;
e) Tổ chức các lực lượng thuộc quyền thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân khi có chiến tranh;
g) Kiến nghị với các cơ quan phòng thủ dân sự cấp trên để huy động lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành trung ương, địa phương khác phối hợp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp mình;
h) Thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm cho công tác phòng thủ dân sự;
i) Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo, khen thưởng về phòng thủ dân sự ở địa phương;
k) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Quốc phòng về phòng thủ dân sự.
Như vậy khoản trên quy định đồng thời trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hoạt động Phòng thủ dân sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trên.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác Phòng thủ dân sự là gì?
Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 02/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng thủ dân sự;
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng thủ dân sự cho các tổ, đội làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự; xây dựng phong trào quần chúng phòng thủ dân sự;
c) Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự; trang bị phương tiện phòng thủ dân sự;
d) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên tổng hợp, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch, phương án huy động lực lượng, phương tiện, vật tư của địa phương, của các cơ quan, tổ chức hoạt động tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện;
đ) Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và diễn tập về phòng thủ dân sự theo quy định; thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân khi có chiến tranh;
e) Kiến nghị với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện để huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức khác phối hợp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp mình;
g) Thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm cho công tác phòng thủ dân sự;
h) Thực hiện công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo, khen thưởng về phòng thủ dân sự ở địa phương;
i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?