Chủ tịch UBND xã đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp nào theo quy định?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau, theo quy định của pháp luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh K.K.G đến từ TP.HCM.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp nào?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong các trường hợp được quy định tại Điều 67 Luật Trẻ em 2016 cụ thể như sau:

- Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;

- Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;

- Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em 2016, cụ thể: bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em

Lưu ý: Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.

Đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý bao gồm những tài liệu nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật trẻ em và khoản 4 Điều 42 Nghị định này được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

Như vậy, hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP bao gồm những tài liệu sau:

- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

- 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;

- Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;

- Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Có những yêu cầu nào trong công tác bảo vệ trẻ em?

Các yêu cầu bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 47 Luật Trẻ em 2016 cụ thể như sau:

- Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

+ Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

+ Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

+ Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

- Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Chăm sóc thay thế cho trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
UBND cấp xã quyết định giao trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc trong thời hạn nào?
Pháp luật
Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cha mẹ không?
Pháp luật
Gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ sẽ được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp dựa trên những cơ sở nào?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có phải cung cấp thông tin của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không?
Pháp luật
Việc giao nhận trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được thực hiện khi nào?
Pháp luật
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không?
Pháp luật
Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào?
Pháp luật
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
Pháp luật
Khi trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn và đủ 16 tuổi thì người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của đối tượng không?
Pháp luật
Trước khi được nhận chăm sóc thay thế trẻ em phải được được tiếp xúc, làm quen với gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăm sóc thay thế cho trẻ em
471 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăm sóc thay thế cho trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào