Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người quyết định cụ thể nội dung phiên họp Ủy ban nhân dân đúng không?
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người quyết định cụ thể nội dung phiên họp Ủy ban nhân dân đúng không?
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người quyết định cụ thể nội dung phiên họp Ủy ban nhân dân đúng không, thì theo quy định khoản 1 Điều 114 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, khoản 31 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.
3. Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
4. Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
Theo quy định trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
Như vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người quyết định cụ thể nội dung phiên họp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người quyết định cụ thể nội dung phiên họp Ủy ban nhân dân đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có quyền ban hành quyết định không?
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có quyền ban hành quyết định không, thì theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
…
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 121 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật này; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.
2. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.
3. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.
4. Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.
Như vậy, theo các quy định trên thì Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền ban hành quyết định.
Nguyên tắc phân công công tác của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
Nguyên tắc phân công công tác của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được quy định tại Điều 1 Quyết định 5506/QĐ-UBND năm 2021 như sau:
- Phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.
- Đảm bảo cơ chế hoạt động theo chế độ tập thể UBND Thành phố kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND Thành phố, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố. Tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại.
- Phân công theo lĩnh vực và khối công việc phụ trách của Chủ tịch UBND Thành phố, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố, đảm bảo tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch;
Mỗi việc chỉ được giao cho một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?