Chủ tịch Quốc hội có được có 02 quốc tịch không? Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Chủ tịch Quốc hội có được có 02 quốc tịch không? Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Ngoài việc là Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, thì Chủ tịch Quốc hội cũng là Chủ tọa của hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có đúng không? - Câu hỏi của anh H.Đ đến từ Ninh Bình.

Chủ tịch Quốc hội có được có 02 quốc tịch không?

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội và theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước. (Theo Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014)

Vì Chủ tịch Quốc hội được bầu từ danh sách Đại biểu Quốc hội nên đương nhiên là Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Như vậy, Chủ tịch Quốc hội chỉ được có một quốc tịch là Quốc tịch Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội có được có 02 quốc tịch không?

Chủ tịch Quốc hội có được có 02 quốc tịch không? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Chủ tịch Quốc hội ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn của một Đại biểu Quốc hội nêu trên thì còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như sau:

+ Về chính trị, tư tưởng quy định tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;

+ Về đạo đức, lối sống quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;

+ Về trình độ quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020;

+ Về năng lực và uy tín được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020;

+ Về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiết 1.5 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cụ thể quy định tại tiết 2.6 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:

Chủ tịch Quốc hội
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trong việc chỉ đạo thể chế hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Như vậy, Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn, điều kiện quy định cụ thể nêu trên.

Ngoài việc là Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, thì Chủ tịch Quốc hội cũng là Chủ tọa của hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có đúng không?

Căn cứ vào Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội
1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
4. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
5. Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
6. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
7. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Như vậy, ngoài việc là Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, thì Chủ tịch Quốc hội có quyền triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.

Chủ tịch Quốc hội
Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quốc hội có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Vai trò của Chủ tịch Quốc hội là gì? Tiêu chuẩn chức danh của Chủ tịch Quốc hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có được dùng chuyên gia là nguyên đại biểu Quốc hội để tham vấn hay không? Nguyên tắc sử dụng chuyên gia là gì?
Pháp luật
Giám sát tối cao là gì? Các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm những hoạt động nào theo quy định?
Pháp luật
Hiến pháp 2013 Quốc hội là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội theo quy định thế nào?
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường để làm gì? Hướng dẫn mới nhất của UBTVQH về công tác tổ chức kỳ họp bất thường như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội đồng ý cho phép 4 Luật nào có hiệu lực sớm từ 1/8/2024 thay vì 1/7/2024 và 1/1/2025 (Dự kiến)?
Pháp luật
Bảng lương mới từ 01/7/2024 của 02 đối tượng công chức, viên chức sẽ điều chỉnh 02 chế độ nâng bậc lương nào?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có mức lương thay đổi ra sao năm 2024? Tiêu chuẩn đạo đức lối sống đối với Chủ tịch Quốc hội là gì?
Pháp luật
Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội dựa trên đề nghị của ai? Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội theo trình tự nào?
Pháp luật
Lương Chủ tịch Quốc hội tăng 30% kể từ ngày 1/7/2024 đúng không? Chủ tịch Quốc hội đang có mức lương bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
984 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Quốc hội Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ tịch Quốc hội Xem toàn bộ văn bản về Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào