Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể mời đại diện của các đơn vị liên quan tham dự các cuộc họp không?
- Cơ cấu của Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
- Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ trưởng xem xét quyết định chấm dứt hiệu lực Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường khi nào?
- Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể mời đại diện của các đơn vị liên quan tham dự các cuộc họp không?
Cơ cấu của Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hàng kèm Quyết định 2371/QĐ-BNN-TCCB năm 2013, có quy định về cơ cấu, thành phần của Hội đồng trường như sau:
Cơ cấu, thành phần của Hội đồng trường
1. Tổng số thành viên Hội đồng trường là số lẻ, có từ 11 - 15 người (đối với trường cao đẳng nghề), từ 9-13 người (đối với trường trung cấp nghề), số lượng thành viên cụ thể của từng trường do Bộ công nhận theo đề nghị của các trường. Cơ cấu của Hội đồng trường gồm có: Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, Thư ký và các ủy viên Hội đồng trường.
2. Thành phần của Hội đồng trường
a) Thành phần cử gồm: 04 thành viên đại diện của Ban giám hiệu, Đảng ủy, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường do Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên cử;
b) Thành phần bầu gồm: các đại diện của khối giảng dạy do hội nghị viên chức khối giảng dạy bầu; các đại diện của khối quản lý do hội nghị viên chức khối quản lý bầu; thành phần bầu chiếm không quá 70% tổng số thành viên của Hội đồng trường;
c) Thành phần mời: các trường có thể mời 1-2 thành viên của các cơ quan ngoài trường tham gia Hội đồng trường như: cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, giới tuyển dụng, các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý và phát triển dạy nghề, các doanh nghiệp có liên quan đến công tác đào tạo nhân lực của trường.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì cơ cấu của Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có: Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, Thư ký và các ủy viên Hội đồng trường.
Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ trưởng xem xét quyết định chấm dứt hiệu lực Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường khi nào?
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hàng kèm Quyết định 2371/QĐ-BNN-TCCB năm 2013, có quy định về thủ tục thành lập Hội đồng trường như sau:
Thủ tục thành lập Hội đồng trường
1. Khi thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên:
a) Hiệu trưởng tổ chức xây dựng phương án thành lập Hội đồng trường; trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt số lượng thành viên, cơ cấu giữa các thành phần của Hội đồng trường; tổ chức bầu các thành viên thuộc thành phần bầu, mời các thành viên thuộc thành phần mời, hướng dẫn các tổ chức trong trường cử các thành viên thuộc thành phần cử; tổ chức phiên họp đầu tiên của Hội đồng bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trường; trình Bộ trưởng quyết định công nhận Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, các thành viên của Hội đồng trường.
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trường do Hội đồng trường bầu. Hiệu trưởng không kiêm nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng trường. Bầu cử thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số phiếu.
c) Bộ trưởng quyết định công nhận Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, các thành viên của Hội đồng trường.
d) Chủ tịch Hội đồng trường chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế Hoạt động của Hội đồng trường phù hợp với Quy chế Hoạt động mẫu của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề do Bộ ban hành và thay mặt Hội đồng trường ký ban hành sau khi được Hội đồng trường quyết nghị thông qua.
đ) Trong quá trình hoạt động, Hội đồng trường đề nghị Bộ trưởng xem xét quyết định chấm dứt hiệu lực Quyết định công nhận Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và thành viên Hội đồng trường trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
- Không đủ điều kiện công tác do thay đổi nhiệm vụ, chuyển công tác, nghỉ hưu, mất sức khỏe lâu dài, năng lực yếu ...
- Tự nguyện xin từ nhiệm có lý do chính đáng.
e) Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm.
2. Từ nhiệm kỳ thứ 2 trở đi: Chủ tịch Hội đồng trường tổ chức thực hiện thủ tục thành lập Hội đồng trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ trưởng xem xét quyết định chấm dứt hiệu lực Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
- Không đủ điều kiện công tác do thay đổi nhiệm vụ, chuyển công tác, nghỉ hưu, mất sức khỏe lâu dài, năng lực yếu,…
- Tự nguyện xin từ nhiệm có lý do chính đáng.
Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể mời đại diện của các đơn vị liên quan tham dự các cuộc họp không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng trường trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hàng kèm Quyết định 2371/QĐ-BNN-TCCB năm 2013, có quy định về quy định về họp Hội đồng trường như sau:
Quy định về họp Hội đồng trường
1. Hội đồng trường họp thường kỳ 3 tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng trường triệu tập. Các cuộc họp Hội đồng trường hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự.
2. Chủ tịch Hội đồng triệu tập họp bất thường khi thấy cần thiết, hoặc khi Hiệu trưởng đề nghị hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng trường đề nghị.
3. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện của các đơn vị liên quan dự họp. Các đại biểu được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể mời đại diện của các đơn vị liên quan tham dự các cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?