Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường làm việc theo chế độ gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường làm việc theo chế độ gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường có những quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý:
a) Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến các thành viên, quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín;
b) Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng thẩm quyền;
c) Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
2. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
3. Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ chuyên trách. Chế độ làm việc của các thành viên khác của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định theo quy định của pháp luật, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, đặc thù của cơ quan, đơn vị.
4. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ phụ cấp và chế độ khác (nếu có) cho các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
5. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Như vậy, chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường làm việc theo chế độ chuyên trách.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về bổ nhiệm thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Bổ nhiệm thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Các thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
2. Nhiệm kỳ các thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm các thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường có nhiệm kỳ không quá 05 (năm) năm.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường có những quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
d) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng quản lý;
đ) Chỉ đạo chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý;
e) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý hoặc quyết định việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý;
g) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
h) Ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý;
i) Phê duyệt các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ và các vấn đề liên quan của Hội đồng quản lý.
Như vậy, chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tài nguyên và môi trường có những quyền hạn và trách nhiệm như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?