Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông có thể yêu cầu họp Hội đồng đột xuất hay không?
- Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được quy định ra sao?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông có thể yêu cầu họp Hội đồng đột xuất hay không?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT quy định về chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý có tổng số thành viên là số lẻ, từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên khác.
Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định căn cứ vào yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật, các thành viên khác của Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Thành phần Hội đồng quản lý gồm có:
a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có);
b) Bí thư cấp ủy, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, đại diện tổ chức chính trị - xã hội thuộc đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
Theo đó, chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định căn cứ vào yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật, các thành viên khác của Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông có thể yêu cầu họp Hội đồng đột xuất hay không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông có thể yêu cầu họp Hội đồng đột xuất hay không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT quy định về cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý như sau:
Cơ chế hoạt động
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc cấp có thẩm quyền thành lập hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng quản lý.
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý được thông qua khi có ít nhất 50% số thành viên Hội đồng quản lý nhất trí.
2. Hội đồng quản lý được sử dụng bộ máy giúp việc và con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
3. Chủ tịch Hội đồng quản lý có trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý; phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng quản lý; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng quản lý; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản lý; ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
4. Thành viên Hội đồng quản lý thực hiện và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng quản lý.
5. Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết thì Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông có thể yêu cầu họp Hội đồng đột xuất.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự.
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT quy định về trường hợp miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
2. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chuyển công tác khác;
b) Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
c) Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý (nếu có).
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông sẽ bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong trường hợp sau:
(1) Chuyển công tác khác;
(2) Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
(3) Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
(4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?