Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là ai theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là ai theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý trong thời gian nào?
- Nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là ai theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ tại Điều 30 Thông tư 08/2017/TT-BTP về hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Hội đồng kiểm tra có từ 07 đến 09 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là Lãnh đạo Cục Trợ giúp pháp lý; các thành viên là đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, một số luật sư và trợ giúp viên pháp lý có uy tín.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi viết và Ban phúc tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thành lập (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là lãnh đạo Cục Trợ giúp pháp lý.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là ai theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý trong thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 31 Thông tư 08/2017/TT-BTP về chấm kiểm tra như sau:
Chấm kiểm tra
...
2. Kiểm tra thực hành do thành viên trong Hội đồng kiểm tra chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm kiểm tra thực hành là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng kiểm tra. Hội đồng kiểm tra tổ chức chấm bài kiểm tra viết và thông báo điểm các bài kiểm tra cho các thí sinh, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm, thí sinh không đồng ý với kết quả chấm bài kiểm tra viết của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Không phúc tra bài kiểm tra thực hành.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban phúc tra và tổ chức chấm phúc tra. Ban phúc tra có từ 03 người trở lên trong đó có 01 Trưởng Ban. Các thành viên Ban phúc tra không phải là thành viên Ban chấm thi viết.
Cách thức tiến hành chấm phúc tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phúc tra, Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kết quả kiểm tra trước khi thông báo kết quả kiểm tra cho các thí sinh và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-07) cho thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý cho thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra.
Nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 29 Thông tư 08/2017/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP; cụ thể như sau:
- Việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
+ Kiểm tra viết: Kiểm tra kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật. Thời gian kiểm tra viết là 180 phút;
+ Kiểm tra thực hành: Thí sinh chuẩn bị phương án giải quyết 01 vụ việc tham gia tố tụng và gửi về Hội đồng kiểm tra chậm nhất 10 ngày trước ngày kiểm tra. Tại buổi kiểm tra thực hành, thí sinh trình bày phương án đã được chuẩn bị và trả lời các câu hỏi do thành viên Hội đồng kiểm tra nêu ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?