Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là ai? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng là gì?
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là ai?
Quy định Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
Thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là Hội đồng kiểm tra) bao gồm từ 05 đến 07 thành viên do Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Liên đoàn Luật sư Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.
2. Thành phần Hội đồng kiểm tra gồm có:
a) Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
b) Đại diện Ban chủ nhiệm của một số Đoàn Luật sư và luật sư là thành viên Hội đồng kiểm tra.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTP, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra theo quy định.
+ Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng kiểm tra.
+ Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban giúp việc.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm an toàn và bảo mật cho đề kiểm tra, bài kiểm tra, phách, kết quả kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan.
+ Xử lý các trường hợp vi phạm quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra.
+ Báo cáo Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam về kết quả kiểm tra, các vấn đề về tài chính và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc tổ chức kiểm tra và kết quả kiểm tra.
+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư cho các thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra; thu hồi Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp kết quả kiểm tra bị hủy bỏ theo quy định.
+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của Thông tư này.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng kiểm tra trong thời hạn nào?
Thời hạn để Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng kiểm tra được quy định tại Điều 36 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
Khiếu nại về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Hội đồng kiểm tra, thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban giúp việc khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng kiểm tra, người tập sự có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thành viên Ban Chấm thi thực hành khi có căn cứ cho rằng hành vi đó làm ảnh hưởng đến kết quả môn kiểm tra thực hành của mình. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3. Trong trường hợp Hội đồng kiểm tra đã giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là quyết định cuối cùng.
Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Hội đồng kiểm tra khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Và Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?