Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô là ai? Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2022 về Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối Vùng
1. Hội đồng điều phối Vùng bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ;
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô là Phó Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô sử dụng con dấu của ai trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn?
Theo khoản 1 Điều 6 Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Sử dụng con dấu
1. Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối Vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối Vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô là ai? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô ban hành kèm theo Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực và các Ủy viên Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô
1. Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô:
a) Chỉ đạo và điều hành chung, đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng điều phối vùng.
b) Chủ trì chương trình và nội dung hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng điều phối vùng.
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện.
d) Chủ trì thông qua kế hoạch điều phối vùng hàng năm, nhiệm kỳ.
đ) Điều động trưng tập chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp khi cần.
e) Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động điều phối vùng.
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô có nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm:
- Chỉ đạo và điều hành chung, đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng điều phối vùng.
- Chủ trì chương trình và nội dung hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng điều phối vùng.
- Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện.
- Chủ trì thông qua kế hoạch điều phối vùng hàng năm, nhiệm kỳ.
- Điều động trưng tập chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp khi cần.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động điều phối vùng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối Vùng
Hội đồng điều phối vùng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ phát triển bền vững Vùng Thủ đô, dự án trọng điểm có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng, trong đó có:
a) Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn Vùng Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; theo dõi và có ý kiến trong quá trình điều chỉnh quy hoạch của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
b) Nội dung phát triển vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm.
c) Danh mục các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết Vùng Thủ đô ưu tiên đầu tư trong từng thời kỳ. Hội đồng điều phối vùng có ý kiến đối với các công trình, dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý và bảo vệ môi trường được đầu tư toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục cụ thể.
d) Phương án huy động nguồn lực, phương án phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô; kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm đối với các dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết Vùng Thủ đô.
đ) Phương án huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong Vùng Thủ đô.
e) Các nguồn lực hỗ trợ từ thành phần kinh tế trong nước và quốc tế khác cho hoạt động liên kết vùng và phát triển bền vững Vùng Thủ đô.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?