Chủ thể nào có quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định?
Chủ thể nào có quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc?
Căn cứ nội dung tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
...
Như vậy, những chủ thể sau có quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc:
(1) Người bị bạo lực gia đình
(2) Người giám hộ của người bị bạo lực gia đình
(3) Người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình
(4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
Chủ thể nào có quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc?
Thủ tục tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong thời hạn cấm tiếp xúc quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 thì những trường hợp sau người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được tiếp xúc trong thời hạn cấm tiếp xúc:
+ Gia đình có việc cưới, việc tang;
+ Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
+ Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Theo đó, người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định trên thực hiện thủ tục sau:
(1) Phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
(2) Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình.
Lưu ý: Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
(3) Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Hành vi bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?