Chú ruột của trẻ mồ côi cha lẫn mẹ không đồng ý cho trẻ làm con nuôi thì có được làm thủ tục cho nhận con nuôi không?
- Chú ruột của trẻ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ không đồng ý cho trẻ em làm con nuôi thì có được làm thủ tục cho nhận con nuôi không?
- Khi trẻ đã được nhận làm con nuôi, người giám hộ trước đây có nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ hay không?
- Trẻ có bắt buộc phải thay đổi họ sau khi đã được nhận làm con nuôi hay không?
Chú ruột của trẻ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ không đồng ý cho trẻ em làm con nuôi thì có được làm thủ tục cho nhận con nuôi không?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:
Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Theo đó, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Như vậy, trường hợp bạn là người thân duy nhất và là người giám hộ của cháu bạn thì việc cháu bạn được nhận làm con nuôi phải được sự đồng ý của bạn, nếu bạn không đồng ý thì việc nhận con nuôi sẽ không được thực hiện.
Chú ruột của trẻ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ không đồng ý cho trẻ em làm con nuôi thì có được làm thủ tục cho nhận con nuôi không? (Hình từ Internet)
Khi trẻ đã được nhận làm con nuôi, người giám hộ trước đây có nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ hay không?
Theo khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Theo đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, người giám hộ trước đó không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Trẻ có bắt buộc phải thay đổi họ sau khi đã được nhận làm con nuôi hay không?
Theo khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi
...
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự
...
Theo đó, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Như vậy, việc thay đổi họ cho trẻ sau khi được nhận làm con nuôi phụ thuộc vào yêu cầu của cha mẹ nuôi mà không mang tính bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?