Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định có đúng không?
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định có đúng không?
Các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quản lý được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 như sau:
I- Các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định
1. Các cơ quan Trung ương
- Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thường trực Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị; Uỷ viên Ban Bí thư; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.
- Trưởng các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng do Bộ Chính trị thành lập.
- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ.
- Uỷ viên Trung ương Đảng chính thức (Uỷ viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác).
- Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
- Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là ai?
Nguyên tắc và chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước được quy định tại Điều 5 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chế độ Thủ trưởng và chế độ chuyên viên.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về mọi mặt công tác của Văn phòng.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng giúp Chủ nhiệm Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về nhiệm vụ được phân công.
Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trực tiếp nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về hành chính trong việc thực hiện các nội quy, quy định của Văn phòng Chủ tịch nước và các quy định của Đảng, Nhà nước.
Theo đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về mọi mặt công tác của Văn phòng.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định có đúng không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị được quy định như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị được quy định tại Điều 6 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị
1. Quyết định chủ trương, chính sách về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
- Xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn đối với các chức danh: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ.
- Kỷ luật cán bộ và những vấn đề khác về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
3. Quyết định phân công công tác đối với Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết). Phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
4. Chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và Uỷ viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương. Khi cần thiết chỉ định bí thư, giao quyền bí thư hoặc giao phụ trách đảng bộ trực thuộc Trung ương.
5. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục I, Phụ lục 1 của Quy định này. Lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội trong việc giới thiệu nhân sự, phê chuẩn, miễn nhiệm hoặc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
6. Quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
7. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ ở các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị.
8. Uỷ quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.
- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý theo quy định (trừ các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng).
9. Uỷ quyền cho Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (trừ các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, gồm cả dự khuyết).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?