Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng nào?
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị (bao gồm các đơn vị sự nghiệp có thu).
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng đơn vị và cán bộ, công chức thuộc khối chuyên viên nghiên cứu.
3. Cục trưởng, Trưởng đơn vị (bao gồm các đơn vị sự nghiệp có thu) giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình quản lý.
4. Căn cứ nội dung, tính chất vụ việc tố cáo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Cục trưởng Cục Quản trị, Cục trưởng Cục Hành chính – Quản trị II, Trưởng các đơn vị sự nghiệp, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết.
Như vậy, theo quy định, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ, bao gồm các đơn vị sự nghiệp có thu.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật do người tố cáo gửi đến không được xem xét giải quyết trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về thủ tục giải quyết tố cáo như sau:
Thủ tục giải quyết tố cáo
1. Người tố cáo có thể viết đơn ghi rõ họ, tên, địa chỉ hoặc đến cơ quan có thẩm quyền để trực tiếp tố cáo, trường hợp này, người nhận nội dung tố cáo phải ghi thành văn bản để người tố cáo ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
2. Thời gian giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết không quá 90 ngày.
3. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết đến người tố cáo nếu có yêu cầu; áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra và xử lý người vi phạm theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật do người tố cáo gửi đến không được xem xét giải quyết trong các trường hợp sau đây (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác):
(1) Tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký;
(2) Những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.
Thời gian giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về thủ tục giải quyết tố cáo như sau:
Thủ tục giải quyết tố cáo
1. Người tố cáo có thể viết đơn ghi rõ họ, tên, địa chỉ hoặc đến cơ quan có thẩm quyền để trực tiếp tố cáo, trường hợp này, người nhận nội dung tố cáo phải ghi thành văn bản để người tố cáo ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
2. Thời gian giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết không quá 90 ngày.
3. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết đến người tố cáo nếu có yêu cầu; áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra và xử lý người vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo quy định về thủ tục giải quyết tố cáo của Luật Khiếu nại, tố cáo; các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Quy định này về quy trình giải quyết tố cáo.
...
Như vậy, theo quy định thì thời gian giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật là không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết không quá 90 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?