Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương được sử dụng thường xuyên bao nhiêu xe ô tô trong thời gian công tác?
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương được sử dụng thường xuyên bao nhiêu xe ô tô trong thời gian công tác?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về các chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác như sau:
Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác
1. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên.
2. Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe ô tô, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, giá mua xe ô tô trang bị cho các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác.
Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe ô tô, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, giá mua xe ô tô trang bị cho chức danh Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Xe ô tô trang bị cho Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương sử dụng trong thời gian công tác được thay thế khi nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và thay thế xe ô tô phục vụ công tác như sau:
Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và thay thế xe ô tô phục vụ công tác
...
3. Xe ô tô trang bị cho các chức danh quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này được thay thế theo yêu cầu công tác; xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được thay thế theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
...
Như vậy, xe ô tô mà Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương sử dụng trong thời gian công tác được thay thế theo yêu cầu công tác.
Việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương được sử dụng thường xuyên bao nhiêu xe ô tô trong thời gian công tác? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương có trách nhiệm, quyền hạn thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế làm việc 10-QĐ/TW năm 2006 quy định Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về toàn bộ hoạt động công tác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Chủ trì các công việc, các cuộc họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và của Thường trực Uỷ ban; đề xuất những nội dung, chương trình, những vấn đề cần thảo luận, giải quyết nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
- Chỉ đạo, chủ trì một số cuộc kiểm tra hoặc thẩm tra, xác minh những trường hợp tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và các thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khi có dấu hiệu vi phạm, bị tố cáo; được Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền nghe ý kiến trình bày của tổ chức đảng hoặc đảng viên bị thi hành kỷ luật, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và báo cáo đầy đủ với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
- Trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị nhân sự thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, giới thiệu để Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung khi cần và bầu cho nhiệm kỳ tiếp theo. Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ từ cấp vụ trở lên của cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Tham gia với cấp uỷ trực thuộc Trung ương chuẩn bị nhân sự uỷ ban kiểm tra, nhất là chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ đó.
- Ký một số văn bản thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo uỷ quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Thay mặt Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ký văn bản trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các quyết định về thi hành kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; các quyết định liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ của cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và một số văn bản quan trọng khác.
+ Kiểm tra, đôn đốc các thành viên Uỷ ban thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn được phân công.
- Giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ báo cáo kết quả công tác trước Ban Chấp hành Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?