Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp có trách nhiệm như thế nào? Yêu cầu với chất thải công nghiệp trước khi nạp vào lò đốt?
Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải công nghiệp theo khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Yêu cầu về quản lý chất thải
1. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như sau:
a) Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
b) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
c) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
đ) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
e) Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Theo đó, chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chất thải công nghiệp (Hình từ Internet)
Chất thải công nghiệp phải kiểm soát có thuộc đối tượng quan trắc môi trường không?
Chất thải công nghiệp phải kiểm soát có thuộc đối tượng quan trắc môi trường không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Đối tượng quan trắc môi trường
1. Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:
a) Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
b) Môi trường không khí xung quanh;
c) Môi trường đất, trầm tích;
d) Đa dạng sinh học;
đ) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
2. Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
a) Nước thải, khí thải;
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
c) Phóng xạ;
d) Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
đ) Các chất ô nhiễm khác.
Theo quy định trên, chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật là một trong những chất thải phải được quan trắc.
Ngoài ra, nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc còn bao gồm:
- Nước thải, khí thải;
- Phóng xạ;
- Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
- Các chất ô nhiễm khác.
Yêu cầu với chất thải công nghiệp trước khi nạp vào lò đốt?
Theo Phụ lục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 27/2012/TT-BTNMT thì trừ trường hợp đặc biệt, chất thải phải được chuẩn bị hoặc sơ chế trước khi nạp vào lò đốt chất thải công nghiệp theo các yêu cầu sau:
- Chất thải rắn phải có kích thước phù hợp để được thiêu đốt nhanh chóng, đặc biệt các chất thải dạng khối đặc, liền ở thể rắn phải đảm bảo có độ dày tối thiểu tại một chiều bất kỳ không quá 10 (mười) cm.
- Các chất thải nguy hại được phối trộn với nhau hoặc phối trộn với các chất thải không nguy hại hoặc phụ gia phù hợp để tạo dòng chất thải ổn định, trừ trường hợp các chất thải phối trộn có phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm hoặc tạo ra thành phần mới khó xử lý.
- Chất thải bết dính, có độ xốp thấp hoặc khó bắt cháy phải được phối trộn thêm chất thải, phụ gia phù hợp (như mùn cưa, vỏ trấu...) để giảm tính bết dính, tăng độ xốp và khả năng bắt cháy.
- Chất thải có độ ẩm cao như bùn thải phải được làm giảm độ ẩm hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia dạng khô.
- Chất thải ở thể lỏng được phun trực tiếp vào các vùng đốt bằng vòi phun riêng hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia ở thể rắn khô để nạp vào vùng đốt sơ cấp.
- Chất thải có nhiệt trị nhỏ cần được phối trộn hoặc được đốt cùng với chất thải, phụ gia có nhiệt trị lớn hơn để đảm bảo nhiệt trị (thấp) trong khoảng 2.800 - 4.000 kcal/kg nhằm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu cũng như hoạt động và công suất bình thường của lò đốt chất thải công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?