Chủ đầu tư dự án có được thay thế tài sản đang thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bằng tài sản khác không?
- Chủ đầu tư dự án có được thay thế tài sản đang thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bằng tài sản khác không?
- Chủ đầu tư dự án có được dùng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ dân sự không?
- Chủ đầu tư dự án có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh không?
Chủ đầu tư dự án có được thay thế tài sản đang thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bằng tài sản khác không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BTC quy định:
Giải thích từ ngữ
...
2. Bên thế chấp: là chủ đầu tư dự án, người được bảo lãnh hoặc tổ chức, cá nhân khác dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và hợp đồng có liên quan.
...
5. Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh: là tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và tài sản khác thuộc sở hữu của Bên thế chấp, quyền sử dụng đất của Bên thế chấp được đăng ký giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của Bên thế chấp theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BTC quy đinh như sau:
Nguyên tắc chung về tài sản thế chấp
...
4. Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản đang thế chấp bằng tài sản khác có giá trị tương đương nếu được Bên nhận thế chấp cho phép bằng văn bản.
5. Việc chuyển nhượng, chuyển giao tài sản thế chấp gắn liền với việc chuyển nhượng, chuyển giao Dự án hoặc bán, trao đổi tài sản thế chấp của Bên thế chấp phải có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bộ Tài chính. Người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm của Bên thế chấp về tài sản thế chấp tương ứng với phạm vi chuyển nhượng và có trách nhiệm thực hiện các thủ tục có liên quan tới điều chỉnh Hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký bổ sung giao dịch bảo đảm cùng thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao.
Theo đó, chủ đầu tư dự án là bên thế chấp, dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
Đồng thời, cũng theo quy định trên thì bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản đang thế chấp bằng tài sản khác có giá trị tương đương nếu được Bên nhận thế chấp cho phép bằng văn bản.
Như vậy, chủ đầu tư dự án có thể thay thế tài sản đang thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bằng tài sản khác có giá trị tương đương nếu được Bên nhận thế chấp cho phép bằng văn bản.
Chủ đầu tư dự án có được thay thế tài sản đang thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bằng tài sản khác không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư dự án có được dùng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ dân sự không?
Việc sử dụng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc chung về tài sản thế chấp
1. Không được dùng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.
2. Danh mục và giá trị tài sản thế chấp được Công ty kiểm toán độc lập xác nhận hàng năm.
3. Đối với các tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn khác, trường hợp Bên thế chấp có nhu cầu thế chấp một phần tài sản theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó cho bên thứ ba:
a) Chỉ được thế chấp phần giá trị vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và phải có ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
b) Các bên thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, về nguyên tắc thì không được dùng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.
Do đó, chủ đầu tư dự án không được dùng tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Chủ đầu tư dự án có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh không?
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BTC quy định về trách nhiệm của bên thế chấp như sau:
Trách nhiệm của Bên thế chấp
1. Phối hợp với Bộ Tài chính để ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản thế chấp theo quy định và báo cáo Bên nhận thế chấp về kết quả đánh giá, kiểm kê.
4. Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc đăng ký tài sản thế chấp.
5. Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
7. Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Như vậy, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?