Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn đối với mỗi lần bàn giao hay không?
- Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn đối với mỗi lần bàn giao hay không?
- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải ký quỹ bảo vệ môi trường khi nào?
- Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu nào theo quy định?
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn đối với mỗi lần bàn giao hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
...
3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
b) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
Như vậy, chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao.
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn đối với mỗi lần bàn giao hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải ký quỹ bảo vệ môi trường khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về xử lý chất thải nguy hại như sau:
Xử lý chất thải nguy hại
...
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
d) Có giấy phép môi trường;
đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Như vậy, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu nào theo quy định?
Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT; cụ thể như sau:
- Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;
- Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
Tóm lại, chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bệnh án da liễu mới nhất? Tải mẫu Bệnh án da liễu? Có thể dùng chữ viết tắt trong hồ sơ bệnh án không?
- Lỗi vượt xe trên cầu phạt bao nhiêu? Có được vượt xe trên cầu không? Lỗi ô tô vượt trên cầu theo Nghị định 168?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào? Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ khám chữa bệnh?
- Từ 2025 không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe biển số xe khi thay đổi chủ xe bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Phiếu khám bệnh vào viện mới nhất? Ghi chép hồ sơ bệnh án cần lưu ý điều gì? Người bệnh được ghi chép hồ sơ bệnh án khi nào?