Chủ cơ sở nuôi động vật thủy sản giám sát dịch bệnh động vật thủy sản như thế nào? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản gồm những nội dung gì?
Chủ cơ sở nuôi động vật thủy sản giám sát dịch bệnh động vật thủy sản như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh như sau:
a) Hằng ngày, theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
Như vậy, chủ cơ sở nuôi thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh như sau:
- Hằng ngày, theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
- Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
Động vật thủy sản (Hình từ Internet)
Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:
Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
...
2. Nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản chủ động (gọi chung là kế hoạch giám sát) bao gồm:
a) Loài động vật thủy sản được giám sát, địa Điểm, thời gian, tần suất lấy mẫu, loại mẫu động vật thủy sản, mẫu môi trường, mẫu thức ăn, số lượng mẫu, các thông tin liên quan và mầm bệnh cần xác định;
b) Dự trù vật tư, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu, quy trình xét nghiệm, nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch giám sát;
c) Kinh phí chi Tiết để triển khai kế hoạch giám sát, bao gồm cả công lấy mẫu, mua mẫu, xử lý và xét nghiệm mẫu; thu thập thông tin, dữ liệu, tổng hợp, quản lý, phân tích, báo cáo kết quả giám sát; tập huấn triển khai, hội thảo, các cuộc họp sơ kết, tổng kết kế hoạch giám sát;
d) Thu thập, tổng hợp, quản lý và phân tích thông tin, dữ liệu giám sát;
đ) Các biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhiễm bệnh;
e) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát.
Theo đó, nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản chủ động gồm:
- Loài động vật thủy sản được giám sát, địa Điểm, thời gian, tần suất lấy mẫu, loại mẫu động vật thủy sản, mẫu môi trường, mẫu thức ăn, số lượng mẫu, các thông tin liên quan và mầm bệnh cần xác định;
- Dự trù vật tư, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu, quy trình xét nghiệm, nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch giám sát;
- Kinh phí chi Tiết để triển khai kế hoạch giám sát, bao gồm cả công lấy mẫu, mua mẫu, xử lý và xét nghiệm mẫu; thu thập thông tin, dữ liệu, tổng hợp, quản lý, phân tích, báo cáo kết quả giám sát; tập huấn triển khai, hội thảo, các cuộc họp sơ kết, tổng kết kế hoạch giám sát;
- Thu thập, tổng hợp, quản lý và phân tích thông tin, dữ liệu giám sát;
- Các biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhiễm bệnh;
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát.
Kết quả giám sát dịch bệnh động vật thủy sản được xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
...
3. Xử lý kết quả giám sát:
a) Trường hợp kết quả giám sát phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và nhiễm bệnh: Thực hiện xử lý theo quy định tại Điều 15 và Điều 19 của Thông tư này;
b) Trường hợp kết quả tại cơ sở tham gia giám sát không phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và nhiễm bệnh: Cơ sở được Chi cục Thú y, Cục Thú y cập nhật vào Biểu mẫu quản lý, theo dõi đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh để ưu tiên kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định.
Theo đó, xử lý kết quả giám sát dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
- Trường hợp kết quả giám sát phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và nhiễm bệnh: Thực hiện xử lý theo quy định xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản và khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch;
- Trường hợp kết quả tại cơ sở tham gia giám sát không phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và nhiễm bệnh: Cơ sở được Chi cục Thú y, Cục Thú y cập nhật vào Biểu mẫu quản lý, theo dõi đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh để ưu tiên kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?