Chủ bến thủy nội địa không bố trí đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật có bị xử phạt hành chính không?

Hồ sơ và thủ tục công bố đóng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa được pháp luật quy định như thế nào? Chủ bến thủy nội địa không bố trí đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật có bị xử phạt hành chính không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của chị Thu - Bến Tre.

Hồ sơ và thủ tục công bố đóng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ ở khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 24 Nghị định 08/2021/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn như sau:

Đóng, tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa
...
3. Hồ sơ công bố đóng cảng, bến thủy nội địa
a) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn đề nghị đóng cảng, bến thủy nội địa của chủ cảng, bến đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục công bố đóng cảng, bến thủy nội địa
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an yêu cầu đóng cảng, bến thủy nội địa phải thông báo đến người quản lý khai thác cảng, bến trước thời điểm dự kiến đóng cảng, bến thủy nội địa ít nhất 60 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trong thông báo phải ghi rõ lý do đóng cảng, bến thủy nội địa. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người quản lý, khai thác cảng, bến có quyền kiến nghị, thỏa thuận về việc đóng cảng, bến thủy nội địa với cơ quan ra thông báo;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chủ cảng, bến thủy nội địa gửi văn bản, đơn đề nghị đóng cảng, bến thủy nội địa đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn đề nghị của cơ quan, chủ cảng, bến quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa;
d) Quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Cơ quan ban hành quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa phải gửi quyết định đến chủ cảng, bến, Cảng vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa, tổ chức, cá nhân có liên quan và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký và xóa tên cảng, bến thủy nội địa trong danh bạ quản lý cảng, bến thủy nội địa.
5. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa có hiệu lực, chủ cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong khu vực vùng nước của cảng, bến thủy nội địa (nếu có), tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến thủy nội địa. Chi phí để thanh thải vật chướng ngại trong khu vực vùng nước của cảng, bến thủy nội địa (nếu có), tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến thủy nội địa do chủ cảng, bến chi trả, trừ trường hợp đóng cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do cơ quan đề nghị đóng cảng, bến chi trả.
...

Trên đây là hồ sơ và thủ tục công bố đóng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

Bến thủy nội địa

Bến thủy nội địa (Hình từ Internet)

Quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật

Tại Điều 69 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 7, khoản 9 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:

Quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa
1. Cảng, bến thuỷ nội địa chỉ được hoạt động khi bảo đảm các tiêu chuẩn quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Chủ đầu tư cảng, bến thuỷ nội địa trực tiếp khai thác hoặc cho thuê khai thác cảng, bến thuỷ nội địa.
3. Kinh doanh xếp, dỡ hàng hoá, phục vụ hành khách tại cảng, bến thuỷ nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động và phân cấp quản lý đối với cảng, bến thuỷ nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thủy sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định về quản lý hoạt động đối với cảng, bến thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cảng cá, bến cá.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý hoạt động của bến khách ngang sông và các cảng, bến thuỷ nội địa được phân cấp cho địa phương quản lý.

Chủ bến thủy nội địa không bố trí đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật có bị xử phạt hành chính không?

Tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định;
b) Không có bảng niêm yết giá vé hoặc niêm yết giá vé đối với bến hành khách không đúng quy định;
c) Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;
d) Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm; không có nơi chờ cho hành khách theo quy định;
đ) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa theo quy định;
e) Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
...

Như vậy, chủ bến thủy nội địa không bố trí đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Và mức phạt tiền này là đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bến thủy nội địa TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bến thủy nội địa không trang bị đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy bị phạt thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về việc khai nộp phí, lệ phí thu được từ công tác Quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa địa bàn tỉnh Cà Mau ra sao?
Pháp luật
Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa hiện nay là bao nhiêu? Có được thu lệ phí này đối với các phương tiện vào tránh bão hay không?
Pháp luật
Trường hợp phát hiện công trình, cảng, bến thủy nội địa không bảo đảm an toàn mà người đại diện vắng mặt thì tổ tuần tra có được lập biên bản không?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn hoạt động bến thủy nội địa như thế nào? Lệ phí gia hạn hoạt động bến thủy nội địa là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa mới nhất hiện nay như thế nào? Trình tự thực hiện đổi tên bến thủy nội địa ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Bến khách ngang sông là gì? Ai sẽ là người có thẩm quyền công bố hoạt động bến khách ngang sông?
Pháp luật
Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa gồm các loại nào? Đối tượng nào phải nộp phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa?
Pháp luật
Tổ chức thu phí, lệ phí tại cảng, bến thủy nội địa có được phép giữ lại một phần tiền phí thu được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bến thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,975 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bến thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bến thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào