Chồng không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng đúng không?
Chồng không cho vợ con về quê ngoại ăn Tết có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Theo đó, vợ và chồng là bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Người chồng không có quyền ngăn cản các quyền tự do cơ bản của vợ con mình. Theo đó, hành vi không cho vợ con về quê ngoại ăn Tết có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, việc chồng không cho vợ con về quê ngoại ăn Tết nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với vợ là hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên và có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người chồng còn buộc phải xin lỗi công khai xin lỗi vợ nêu vợ có yêu cầu.
Chồng không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng đúng không? (Hình từ Internet)
Chồng chì chiết, xúc phạm danh dự của vợ thì có bị xử phạt hành chính hay không?
Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định:
Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo đó, chồng có hành vi chì chiết, xúc phạm danh dự của vợ được xem là hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật nghiêm cấm.
Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Theo đó, chồng có hành vi chì chiết, xúc phạm danh dự của vợ có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng hơn còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Ngoài ra, người chồng còn buộc phải xin lỗi công khai xin lỗi vợ nêu vợ có yêu cầu.
Không cho vợ về ngoại chăm sóc cha mẹ, chồng có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng đúng không?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Theo đó, nếu vợ hoặc chồng ngăn cản bên còn lại thăm nom, chăm sóc cha mẹ của mình thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?